Phân tích cổ phiếu ngành than
Năm 2012 BDS, Chứng khoán, Ngân hàng coi như đã chết và sẽ còn chết tiếp 5-8 năm nữa. Chống lại đoàn tàu lao dốc xuống vực sâu là tự sát.
Dòng tiền sẽ phải nắn lại cho những ngành kinh doanh cốt lõi, thập kỉ bong bóng giấy vụn sớm muộn sẽ kết thúc. Than đã được tăng giá 28 – 40% + giảm thuế xuất khẩu 10%, dư địa đến đầu 2013 còn tăng giá 30% nữa bằng giá thị trường.
TKV hiện tại không thể để chết, bởi anh ba đã quá sợ rồi, anh đã để gãy 3 cái chân ghế, còn vài cái nữa gẫy nốt thì toi hẳn, vì thế chính sách cho than điện sắp tới sẽ được mở theo xu thế thuận lợi, điều này tôi đã dự đoán từ lâu.
Một mỏ than nếu muốn đầu tư mới cần ít nhất 3000- 5000 tỷ nhưng trên sàn vốn hóa chỉ 100- 200 tỷ, dưới giá trị thực 20– 30 lần. Vì sao nó bị định giá méo mó như vậy ?
- Vì giá bán than không theo quy luật thị trường
- Vì những bong bóng bất động sản, chứng khoán, ngân hàng tạo ra ảo vọng các nghề đó cướp ra tiền, nên thị trường đánh giá cổ than thấp.
- Vì sự quản lý lỏng lẻo, tham nhũng thối nát
Tôi phân tích 3 điều cơ bản
– Điều 1 đang được giải quyết, có thể nói đã xong, 2013 than sẽ có giá trị theo thị trường.
– Điều 2 các nhà đầu cơ giấy vụn BDS, Chứng khoán, Ngân hàng cũng đã và sẽ chết gần hết, tàn giấc mộng sẽ làm họ tỉnh lại và sẽ đánh giá than đúng mức.
– Điều 3 tuy chưa nhưng tôi tin cũng sẽ phải giải quyết sớm tái cơ cấu về quản trị, bởi hệ thống cũ đã lỗi thời, mục nát không thể vận hành tiếp.
Nếu không thay đổi sẽ có nhiều thứ sụp đổ. Sau Vinashin, Vinalines, hệ thống ngân hàng đứt… là nhiều sói đầu đàn đã ngồi trên lò than cả rồi. Đi lên từ đống hoang tàn chỉ có cổ than là giá trị và đáng mua nhất bởi đó là tài sản quốc gia vô giá.
Đầu 2013 nếu mua giá hôm nay nhiều cổ chia cổ tức sẽ có EPS 8000- 12000 giá 4-5k.
Những thằng chết vì giấy lộn mà không biết vì sao mình chết !
Lúc nào cũng thích chọn cổ thanh khoản cao để dễ chạy? Đầu tư vào doanh nghiệp chứ có phải ăn cắp, ăn trộm đâu mà chưa mua đã lo chạy? Cổ tốt nó có cổ tức đều hàng năm, lúc nào đắt thì bán, rẻ để đấy mà chơi. Cần gì thanh khoản?
Hàng phải không ai bán, khó mua mới dễ tăng bằng lần. Cứ nhìn BMC, CAP, THT, AGD thì thấy ngay.
Cuối cùng tất cả các con bạc chúng đều chọn thanh khoản cao để dễ chạy bằng cách rúc đầu vào đống giấy thẳng khác thải ra vung vãi, không ai muốn giữ lâu như những cổ PVX,VSP, CMI, SHN, STL, S96, ITA, QCG, SBS, LCM, FLC..
Dòng tiền đầu cơ nhiều à? có bằng dòng giấy lộn nó thải ra không? Nó cuốn trôi xác hết.
Trước hay sau Hội nghị Trung ương tổng thanh lý giấy vụn sẽ họp bế mạc. Chờ chôn xác nốt !
Bọn ngân hàng. Vì sao bọn ngân hàng trước sau gì cũng sẽ lòi hết thối nát?
Khi bong bóng ngân hàng, bất động sản được bơm căng lên, mỗi con phố mỗi hàng cây có cả chục chi nhánh ngân hàng mọc lên như nấm phục vụ đánh bạc.
Những ông kễnh cán bộ ngân hàng chỉ vài năm phất lên mua hàng đống đất đai, biệt thự, biệt phủ, sắm ôtô cho con đi du học, lương vài chục triệu/ tháng chưa tính lậu ăn phong bì của khách vay.
Nhưng doanh nghiệp sản xuất chẳng mấy ai vay được, nếu có vay được thì tiền không vào sản xuất họ cũng què quặt và chết hết, hầu như chỉ lỗ và phá sản nếu phải vay ngân hàng.
Vậy bọn ngân hàng huy động tiền của dân lãi cao để làm gì ? Đánh bạc? Ăn cắp hay cướp giật …?
Xem hồi sau sẽ rõ … !
Chúng ta đang ở giai đoạn nào ?
Khi nền kinh tế chẳng sản xuất được nổi cây kim cuộn chỉ, đi dọc đường đại lộ Thăng Long các xưởng sản xuất thì lóp ngóp giãy chết, sản xuất èo uột chủ yếu để quây tường xí đất đầu cơ khu công nghiệp.
Thì cạnh đó những siêu dự án hàng nghìn hàng chục nghìn tỷ bất động sản mọc lên như nấm. Các nhà máy niềm tự hào về nền công nghiệp Việt Nam như Cơ khí chính xác, Công cụ số 1, Dệt len, Thủy tinh, đều bỏ nghề chính lao vào xây chung cư ôm bất động sản.
Các tập đoàn thi nhau bỏ nghề chính vay mượn tiền ngân hàng để đầu cơ vào bất động sản. 5 năm qua khối ngân hàng tăng vốn điều lệ số lượng gấp hơn 10 lần. Nếu tính 10 năm thì giấy vụn ngân hàng in tăng lên khoảng 50 lần trong khi GDP chỉ tăng nổi hơn 2 lần.
Vậy nhân dân tiền đâu để duy trì cái tàu há mồm hút máu ấy khi nền kinh tế đã kiệt quệ. Một thế hệ tỷ phú USD sau vài năm được sinh ra chẳng có sản phẩm công nghệ hay chất xám gì mà bằng RÚT RUỘT NGÂN HÀNG.
Như ACB đừng nghĩ chỉ 700 tỷ mà nó có thể mất nhiều hơn hàng chục lần thế, những ngân hàng khác cũng chưa bục nhưng bụng cũng trương sinh hết cả. Chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu nổ bong bóng ngân hàng mà thôi.
Mọi sự thối tha sẽ được phơi bày hết trong vài năm tới. Đừng bắt đáy giấy vụn, nó làm gì có đáy? hãy nhìn những con bạc bắt đáy VSP từ 200k về đáy đại dương sâu thẳm, PVA từ 120k về 5k và còn rất nhiều những SHN, S96, HỌC, PVV, PVL, PVX, SBS.. làm gì có đáy
Bắt đáy giấy vụn là cách tự sát nhanh nhất. Giàu trong chứng khoán và khôn ngoan nhất là tìm đỉnh những cổ phiếu ngày càng phát đạt.
Khái niệm đúng về thế nào là rủi ro – Thế nào là an toàn
Rủi ro trong mọi hoạt động kinh doanh hay đầu tư là ở đâu cũng có, không có gì là an toàn tuyệt đối cả. Nhà đầu tư xuất sắc sẽ giảm tối đa được rủi ro bằng cách cân đối rủi ro và lợi nhuận.
– Nhiều người tin rằng đi làm công kiếm lương tháng là an toàn? Nhưng nó cũng không an toàn khi lạm phát mỗi năm 10% thì đồng lương của họ cứ càng ngày càng bé đi mà họ không hay biết.
– Nhiều người nghĩ rằng gửi ngân hàng là an toàn ? Cũng chẳng an toàn khi lãi suất thu về chỉ đủ bù mức lạm phát mất giá.
Nhiều câu chuyện bi hài kịch gửi ngân hàng 10- 20 năm trước cả một gia tài to như cái nhà, sau này nhận được số tiền lớn hơn nhưng chỉ đủ một bữa nhậu. Tiền cũng có lúc mất giá thảm cả nghìn % như Zimbabue, Nga thập kỉ 90.
Việt Nam đổi tiền những năm 8x. Buổi sáng một ổ bánh mì 100 thì buổi chiều giá 50-100đ. Ai cầm tiền lúc đó mất trắng hết.
Thời ở Nga anh bạn tôi đi làm tiết kiệm 5 năm ôm tiền không dám ăn tiêu, đúng thời điểm vào siêu lạm phát vài hôm về nước tay trắng, tha được thân về đã may lắm rồi, có kẻ còn không đủ tiền mua vé máy bay để mà về
– Nhiều người nghĩ bất động sản an toàn hơn chứng khoán ?
Họ nghĩ rằng bất động sản thì cái nhà hay miếng đất họ sở được, còn cổ phiếu là giấy lộn, nhưng tất cả đều sai. Giá bất động sản mà ảo thì cũng chết nhanh gấp trăm lần chứng khoán.
Vậy thế nào là an toàn ?
Những món hàng khi bạn mua được rất rẻ so với giá trị thực của nó, nó luôn chất chứa LÒNG THAM của bao kẻ khác sẵn sàng ủn giá nó lên thì nó CỰC KÌ AN TOÀN.
Tôi (Nhà Đầu Tư 1970) nói ví dụ
Nếu một con xe Mercedes đáng giá 1 tỷ, bạn mua của một tay vỡ nợ quá cần tiền họ bán có 200 triệu tức là dưới giá trị thật 5 lần. Thì tài sản này của bạn vô cùng an toàn.
Cổ phiếu hay bất động sản cũng vậy. Nếu giá trị thật là 1 tỷ, bạn mua giá 2-3 tỷ thì không có gì an toàn cả, vô cùng rủi ro.
Một nhà đầu tư không thể trăm trận thắng, kinh doanh hay đầu tư bạn được phép thua vấn đề biết CẤN ĐỐI RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN. Nếu được bạn sẽ được bao nhiêu, nếu mất bạn mất bao nhiêu ?
Khi tài sản đã cân đối xấu nhất mất không đáng kể, nếu được sẽ được rất nhiều lần thì chính tài sản này = RẤT AN TOÀN.
Hiện tại là thứ ta phải trả tiền, nó thuộc về kẻ khác. Tương lai mới là tài sản của ta
Sự phản ánh vào giá
Trong kinh doanh, chứng khoán hay bất động sản rất ít người hiểu điều này nên họ rất khó thành công.
Có những lí thuyết rất đơn giản mà mấy ai hiểu. Nhiều người đầu tư hỏi tôi vì sao mua đất đẹp, mua cổ phiếu tốt mà vẫn thua lỗ còn có người như bà bán bún nghìn tỷ chỉ nhờ mua sân phơi bún mà thành đại gia.
Khi một thứ đẹp đến mức ai cũng biết cả rồi, từ thẳng ngu nhất cũng nhìn ra đẹp thì mọi cái đẹp ấy đã bị PHẢN ÁNH VÀO GIÁ.
Bạn nhìn thấy một căn nhà mặt tiền phố đông đúc thì bạn phải trả tiền cho nó 200tr/m2. Còn nếu một ô đất xấu xí ven đô bạn chỉ mua giá 500k-2tr/m2. Đến khi đô thị kéo tới nơi nó trở thành đất vàng đẹp thì giá nó lại đã là 100- 200tr/m2 và bạn đã thành người giàu có.
Đó là sự lý giải cho cái sân phơi bún đại gia.
Xem các bài tiếp theo trong Sách Nhà Đầu Tư 1970 tại đây:
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 2
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 3
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 4
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 5
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 6
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 7
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 8
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 9