Từ xa xưa trong chiến tranh, trong các đạo phái, hay các trường phái triết học họ đã đều nghiên cứu rất kỹ về tâm lý đám đông.
Nếu câu 1 = đúng, 2 = đúng, 3 = đúng, 4 = đúng, 5 = đúng, đám đông sẽ ồ lên QUÁ HAY, QUẢ CHUẨN, QUÁ THẦN THÁNH => câu 6- 7- 8 = chắc chắn chỉ có đúng chưa cần nói ra cũng biết là sẽ đúng, không thể nghi ngờ gì nữa đây chính là chân lý, là con đường mình phải theo.
Tôi xin ví dụ:
– Đạo Phật phần đầu = DẪN DẮT viết về luật nhân quả, các triết lý khác, rất dễ nhận ra đúng và tri tuệ cao siêu. Phần cuối KÉT LUẬN VỀ VIỄN CẢNH đưa ra về tương lai là “chết sẽ vô cùng sung sướng”.
Tại sao lại chỉ sung sướng sau khi chết rồi nhỉ? Ai kiểm chứng được đúng hay sai?
– Hồi Giáo sau các triết lý khiến người ta rất tin thì phần sau là sau khi tử vì đạo, xuống thiên đường tha hồ thỏa sức ngủ với các cô gái xinh đẹp trinh tiết. Chết mới sướng !
Ai kiểm chứng được đúng hay sai ?
– Học thuyết cộng sản Mark phần DẪN DẮT rất tuyệt, vật chất quyết định ý thức, và rất nhiều thứ khoa học, đến phần cuối VIỄN CẢNH khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản không cần làm cũng có ăn, vô cùng sung sướng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
– Đa cấp họ vẽ độc lập tài chính, sau khi gây dựng được nhiều mạng lưới ngồi không cũng nhiều tiền, nó kích thích lòng tham cho hàng triệu người theo đa cấp ông nào hót cũng phải nói là như thánh.
– Tiền ảo Bitcoin cũng được vẽ rất nhiều kì vọng để kích thích lòng tham cho đám đông tham gia
TÓM LẠI phần KẾT LUẬN đều chỉ là VIỄN CẢNH bỏ ngỏ để tạo NIỀM TIN, KỲ VỌNG hoặc kích thích lòng tham mà không ai kiểm chứng được.
– Người ta có thể lao vào chỗ chết để đánh đổi những thứ là ẢO nhưng chúng RẤT TO
Quay lại với chứng khoán nó cũng có nhiều đặc thù giống như vậy, cổ phiếu nào cả phần HIỆN TẠI DẤN DẤT tốt mà phần KỲ VỌNG TƯƠNG LAI vô cùng to lớn thì nó sẽ tăng giá rất nhiều, rất dễ sinh ra ẢO TƯỞNG CUỒNG TÍN = BONG BÓNG.
Nhiều ông thấy bạn bè chia sẻ 4- 5 mã chứng khoán lúc đó không tin không dám mua, nếu mua thì giàu to, đến ván thứ 6 khi tin sái cổ niềm tin đã lên đỉnh điểm, nghĩ rằng chắc chắn phải giàu to thì ông bạn chia sẻ lại sai thế là chết. Chuyện này gặp rất nhiều trong chứng khoán.
Tầm nhìn và cơ hội – Nhà Đầu Tư 1970
Rất nhiều người nói với tôi rằng “ Em muốn giàu nhưng không nhìn thấy cơ hội “.
Vậy tại sao có những người nhìn đâu cũng ra tiền mà có người cả đời chưa thấy được một cơ hội ?? Nó khác nhau chính ở tầm nhìn của bạn.
Nếu bạn chỉ làm một công việc quen thuộc như nhân viên bán hàng, thợ trong công xưởng, nhà máy… thì hàng ngày bạn không có va chạm ngoài xã hội, các mối hệ của bạn ở mức bình thường, chủ yếu là người nghèo và bình thường như tầng lớp nhân viên, công nhân.
Bạn sẽ chỉ có tầm nhìn hạn chế. Nếu bạn ở quanh làng thì bạn sẽ chỉ nghĩ được như. May vá, bán gas, bán gạo, bán bảng ở chợ, sửa xe máy.
Nhưng nếu tầm nhìn bạn đủ lớn rộng ra mọi quốc gia, xuyên mọi biên giới bạn sẽ biết bên Trung quốc giá thép sắp tăng thì mua cổ phiếu thép, khoáng sản tăng mạnh thì mua cổ phiếu khoáng sản, đất nền tăng mạnh thì mua cổ phiếu bất động sản đất nền.
Khi bạn nhìn ra được toàn cảnh nền kinh tế, giống như Khổng Minh ngồi từ trên núi cao nhìn xuống cả một chiến trường rộng lớn để điều binh, bạn sẽ nhìn thấy hàng nghìn ngành nghề khác nhau
Bạn thấy chỗ nào sắp có tiền thì điều binh ra mà kiếm. Khi có nhiều cơ hội bạn sẽ dễ dàng chọn lựa được cơ hội tốt nhất. Càng nhìn xa bạn càng nhiều cơ hội là như vậy.
Nhiều học trò tôi đã nói rằng từ khi gặp A7 sở đâu cũng thấy tiền. Lời khuyên: Hãy học cách mở mang tầm nhìn
Cách nhìn toàn cảnh
Thế giới 9 phần ảo 1 phần thật
Nhiều người nói rằng chỉ có chứng khoán hay bất động sản là ảo, nhưng đâu chỉ có vậy. Trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày có muôn vàn thứ ảo, chúng ta phải chi rất nhiều tiền cho cái sự do.
Tôi xin dẫn chứng các ví dụ
– Nhiều người tin rằng du học nước ngoài là tốt nên họ chẳng tiếc tiền nhiều tỷ để đưa con đi du học, nhưng cũng không phải ai học về cũng giỏi và thành công.
Tôi xin kể chuyện đứa cháu tôi. Anh chị tôi bỏ ra gần 2 tỷ cho nó đi học thạc sĩ kinh tế bên Anh. Học đúng ngành chứng khoán và đi dạy chứng khoán. Nó đầu tư ngay HAG giá 3x và lỗ thảm.
Tôi chỉ cười bảo “Mày có học 5 cái bằng tiến sĩ chứng khoán chưa chắc ăn nổi cậu mày” 2 tỷ tiền học hồi đó cậu mua PTB giờ có 20 tỷ = 1 triệu USD. Nhưng trong mắt anh chị tôi thì luôn nghĩ du học Anh thì chắc chắn phải tốt và bài bản.
Còn cậu thì chỉ chém gió ba hoa bốc phét chứ giỏi thế nào bằng các giáo sư tiến sĩ có bằng quốc tế bên Anh.
Nhưng thực tế các đệ tử học trò tôi lại vô cùng hiệu quả mặc dù học tôi chả tốn xu nào.
Cái giá ảo là thế
Hay như thuốc ngoại, thành phần có khi y hệt thuốc Việt Nam chất lượng 9,5- 10 nhưng vì niềm tin thuốc ngoại nên đôi khi cùng loại mà giá thuốc ngoại 2 triệu thì thuốc Việt Nam chỉ 50,000đ. Như hàng đa cấp còn thổi lên tận 10-20 triệu.
Vậy nên ông tổ ngành PR nói hài một câu rằng “Người tiêu dùng đa phần chỉ là một lũ ngốc”
Tóm lại: Kẻ khôn ngoan cần biết phân biệt đâu là thực đâu là ảo. Không nên quá tốn tiền cho những thứ ảo.
Một vài kỹ năng cần có trong đầu tư chứng khoán
Đánh chụm
Đó thể hiện sự tự tin của bạn, khi bạn đánh rất nhiều mã thì sự tự tin bạn chưa đủ. Sẽ rơi vào tình trạng con ăn to thì đánh nhỏ, con thua to thì đánh lớn. Nếu cứ lôi con ăn to ra khoe còn một đống thua thì im như thóc. Cao thủ loại này chiếm 90%. Cứ vài năm là chết hết.
Định lượng hành trình = Nhìn xa
Khi bạn cưỡi một siêu cổ nhưng bạn không đủ khả năng định giá nó có thể đi đến đâu, tăng vài giá bạn chốt, chốt xong nó phi thêm 10 lần. Bạn đã bán rẻ thì tâm lý sửa sai mua cao gấp đôi giá bạn đã bán là rất khó. Nên 99% sẽ ngồi nhìn cổ phi tiếp.
Do vậy chứng khoán không phải mua được siêu cổ đã giàu. Siêu cổ giống như con ngựa xích thố nó kén chọn anh hùng. Kẻ anh hùng mới ăn được siêu cổ. Nhiều người ngồi trên siêu cổ tăng 15 lần chỉ ăn được 15% thậm chí bị rung còn cắt lỗ.
Kiên trì nhẫn nại
Nhiều cổ phiếu rất ngon nhưng nhiều khi nó tích lũy lình xình nửa năm như PTB vùng 4x, chả mấy ai còn đủ kiên trì nắm giữ. Chịu sao nổi khi những cổ làm như FLC sóng sánh vô bờ.
Một người tôi quen đã bán PTB 3x đuổi theo FLC 13 và full magin. Kết quả 5 tỷ còn vài trăm triệu. Nếu để PTB giờ này có hơn 30 tỷ.
Một anh bạn thân của tôi kiên trì ôm PTB 1x đến nay ăn cổ tức về 0, giá cổ phiếu hiện nay 30x cả chia tách 1 tỷ ăn ra >30 tỷ tin được không ?
Kỹ năng bắt đáy – Đánh sóng
1. Bắt đáy (không ủng hộ việc bắt đáy)
Đây là điểm sâu nhất, điểm cuối cùng của phương thẳng đứng. Chiếu theo mặt phẳng đáy chính là nền. Hoạt động bắt đáy trong thị trường chứng khoán thường là kỳ vọng đó là điểm rơi cuối cùng mang tính chất trực quan, tâm lý chứ không phải là lý trí.
Theo kinh nghiệm bắt đáy tôi thường bắt đáy cổ phiếu theo vùng điểm cuối cùng mặt phẳng ngang đoạn đi lên của chữ U (đoạn này biên độ sai cho phép 5- 10%).
Có nghĩa là cổ phiếu phải tạo mặt phẳng đáy về hoạt động kinh doanh, giao dịch và giá. Cổ phiếu hay thị trưởng cũng tuân theo quy luật phát triển “Khởi đầu – phát triển – bão hòa – Kết thúc”.
Chuẩn bị vòng quay mới, dựa vào phân tích điểm khởi đầu và điểm kết thúc thường là điểm cho lợi nhuận cao nhất. Điểm kết thúc có thể vĩnh viễn nằm tại đó. Loại này có đánh chết cũng không thèm sờ tay.
Điểm kết thúc để mở ra chu kỳ mới đó mới chính là điểm bắt đáy. Khi cổ phiếu rơi xuống đáy đừng có mơ tưởng, kỳ vọng nó sẽ bật lại ngay và cho lợi nhuận ngay.
Điều kiện cần chính là nó cần thời gian kiểm chứng tồn tại hay không tồn tại, khi tồn tại có thể phát triển lại không đó mới là điều kiện đủ để bắt đáy.
Vào thời điểm 2013 dòng cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán, penny bơm và có độ rủi ro cực cao chứng tỏ nó vẫn chưa chạm đáy. Cho dù có chạm đáy, nó vẫn cần 1 mặt phẳng để thanh lọc ít nhất trong vòng vài năm tới.
Do đó 95% hoạt động bắt đáy 3 năm qua nhằm vào dòng cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, penny đều cho kết quả: Hố chôn tập thể.
Khi những hung thần đang lao thẳng xuống vực việc giơ đầu ra đỡ (bắt đáy) là việc ngu xuẩn nhất trong chứng khoán, nó làm bay tài khoản nhanh nhất.
Hãy nhớ lại vài bài trước “những người giàu nhất trong chứng khoán không phải vì bắt trúng đáy mà đa phần họ đều đi tìm được đỉnh những công ty thịnh vượng trong một thời gian dài”.
Những cổ phiếu ở Mỹ như Apple người ta tìm mấy chục năm chưa tới đỉnh vì nó cứ ngày càng phát triển và giá cứ tăng mãi.
Hay VNM, DHG.. ở VN cũng vậy Khi bong bóng bất động sản, chứng khoán, ngân hàng nổ có nên bắt đáy ?
Nếu thị trường bất động sản phục hồi thì chẳng thiếu gì cơ hội, cổ A tăng thì mình mua cổ B, cổ C chưa tăng chứ đâu có vội? chậm tý vẫn ngon.
Năm xưa SJS tăng mấy chục lần thì sau đó 1 năm vẫn có HDG tăng cũng chả kém. Sao phải mò đáy những công ty giẫy chết? đặt cược những đồng tiền xương máu của mình vào miệng hố như VSP 200k về máng lợn, PVA 120k không đáy.
Vì sao càng thanh khoản cao trong những năm qua ai những ai càng ôm cảng chết thảm ?
Khi thị giá cổ phiếu đã quá rẻ 4-10k nếu công ty tốt thì ai bán mà có thanh khoản ? Phàm những công ty sắp chết mới có xả nhiều triệu cổ/ phiên. Tay to nó xả, cổ phiếu bị phân phối nên loãng có đổ vào hàng núi tiền như PVX vẫn chìm nghỉm.
Cổ này chỉ dành cho các con bạc vặt nhau vài đồng lẻ rồi chết chìm hết. Cơ hội lớn ở những cổ tốt, dòng tiền sẽ cơ cấu sang những cổ cơ bản.
Cổ phiếu muốn tăng thì niềm tin quan trọng hơn tiền, khi cổ đông có niềm tin thì cổ đông họ giữ chặt, họ không xả bậy, chỉ cần mua ít, dòng tiền đổ vào ít cũng tăng.
Nhiều mã ngành nghề cơ bản hiện nay chỉ cần đổ vài vài triệu hoặc vài chục triệu cũng tăng, đó là cổ đặc, tốt thật sự bị các con bạc bỏ qua vì chê thiếu thanh khoản.
Đây là cơ hội lớn cho những người quả cảm gom vào, khi thanh khoản cao thì giá đã tăng 200-400% như những THT, AGD, CAP, TDN chắc mọi người còn nhớ
Hãy nhớ rằng “Đánh hàng lởm, kỳ vọng vào lái là bạn đã bị tước đi kì vọng, bạn đã trao số phận của mình cho kẻ khác”
Tôi nói điều này, anh em về cố vắt óc ra nghĩ có thể sẽ thay đổi thành kẻ chiến thắng.
- Thanh khoản cao có phải là nơi đàn gà bớt sợ hãi vì có kẻ mua cùng ?
- Ai cũng chọn thanh khoản cao thì thanh khoản thấp dành cho bọn thần kinh mua à?
- Cổ phiếu ở đáy giá rẻ rách 3- 5- 10k nếu công ty tốt, có khả năng đi xa, có ai bán nhiều không mà đòi thanh khoản ?
- Những thứ giấy lộn phun vung vãi bán theo cần mua bao nhiêu cũng có liệu nó có tăng giá trong dài hạn nếu kết quả kinh doanh ngày càng lụi bại ?
- Quy luật cung cầu giá tăng khi tiền nhiều hơn cổ, giá giảm khi cổ nhiều hơn tiền vậy hàng quý hiếm tốt hay hàng muốn bao nhiêu cũng có tốt hơn ?
Động não đi nhé !
Xem các bài tiếp theo trong Sách Nhà Đầu Tư 1970 tại đây:
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 1
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 2
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 4
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 5
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 6
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 7
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 8
- Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full – Phần 3 – Chương 9