Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full - Phần 2 - Chương 2

Kho báu niềm tin, kẻ nào hiểu được và chiếm được sẽ giàu có

Cái giá của NIỀM TIN – làm giàu bằng mua bán niềm tin là cách làm giàu nhanh nhất. Trong xã hội có rất nhiều loại tài sản để đánh giá về sự giàu có. Tất cả chúng đều được định giá bằng NIỀM TIN.

Tại sao lại gọi là định giá bằng niềm tin và niềm tin có sức mạnh như thế nào? tôi xin phân tích dưới đây

Khi thị trường bất động sản cứ tăng, ai cũng nghĩ nó sẽ lên nữa, lên nữa, tất cả đều không ai bán. Cả một dãy phố 1000 ngôi nhà chỉ một người bán duy nhất 1 căn 50m2 lại có nhiều người muốn mua. Họ chốt giá ngôi nhà đó là 150tr/1m2 x 50m2 = 7,5 tỷ.

Thế là cả phố xì xào ông X vừa bán được 150tr/1m2 thì nghiễm nhiên cả 1000 ngôi nhà đều được định giá và quát với giá 150tr/m2. Và giá của 1000 ngôi nhà sẽ là 7500 tỷ nếu giả sử bán tất thì ai có tiền mà mua?

Chỉ có 1 giao dịch 7,5 tỷ nó xác định mặt bằng giá cho cả dãy phố = 7500 tỷ.

Đây chính là giá do niềm tin định giá

Niềm tin có thể kích hoạt tài sản ảo lên cả nghìn lần, điều này lý giải tại sao bạn kiếm tiền lao động chật vật mà không ra tiền nhưng có nhiều đại gia họ kiếm trăm tỷ, nghìn tỷ.

Khi cứ càng ôm càng giảm, người ta tin rằng nó sẽ còn giảm nữa, cả dãy phố đều muốn bán lại chẳng có ai mua thì quá trình định giá nó sẽ diễn ra theo chiều ngược lại.

Giá trị thật ngôi nhà nằm ở đâu?

Chính là dựa vào giá trị khai thác của nó. Nếu ngôi nhà đó cho thuê được 10triệu/1 tháng. Bạn vay ngân hàng mua nó với lãi suất 12% thì bạn vay 7,5 tỷ sẽ phải trả lãi mỗi tháng 7,5×12% -90 triệu. Tức là mỗi tháng bạn phải nộp thêm 80 triệu để nuôi cái nhà.

Lúc này cái nhà đẩy không phải là tài sản của bạn là một thứ tiêu sản khổng lồ, bạn phải nuôi nó hơn nuôi con nghiện. Nó không đem lại tiền nuôi bạn, mà mỗi tháng tiêu mất của bạn 80tr. Mọi sự vật nếu tồn tại mà nó tiêu tốn quá nhiều năng lượng thì nó sẽ nổ.

Bạn muốn giữ ngôi nhà đó để chờ bán cho người khác giá cao hơn sẽ chẳng có thằng nào điên đâu. Và giá đó là bong bóng, nó sẽ nổ.

Khi ngành vận tải biển thiếu tàu, giá cước tăng mạnh. Mỗi con tàu lãi 100 tỷ mỗi năm. Kể cả những con tàu nát cũng tăng giá ầm ầm, có con còn đắt hơn cả tàu mới vì tàu đặt đóng mới phải chờ 3-4 năm mới đóng xong.

Khi khủng hoảng thừa, cước giảm không có hàng để chở, thuê chỗ đậu tốn tiền, thuê bảo dưỡng tốn tiền, chi phí lớn càng lỗ nặng. Tàu lại thành tiêu sản giá lại giảm chỉ còn 20% bởi khi ấy ai cũng tin rằng cứ ôm vào là chết.

Tương tự như vậy, vàng, chứng khoán cũng được định giá bằng NIỀM TIN. Ví dụ vàng thì giá trị sử dụng thật sự thì không đáng với cái giá nó đâu.

Có những lúc vàng cũng chả có giá trị gì như khi bạn lạc ở đảo hoang đói ăn, ai cho bạn một thùng mì tôm chắc chắn sẽ quý hơn cho bạn một cây vàng. Nhưng nó là một thứ tài sản hiếm, khó khai thác, từ lâu đời người ta dùng để trao đổi, cất trữ thay tiền.

Mà tiền thì bất cứ quốc gia nào cũng đều là giấy, vì họ đều in được dễ dàng. Vì thế vàng vẫn cứ tăng trong dài hạn. Bạn giữ vàng luôn có lợi hơn bất cứ một thứ tiền tệ nào.

Trong bất cứ một nền kinh tế nào thì luồng tiền nhàn rỗi, đầu cơ, tích trữ của nhân dân đều chảy xoay quanh 4 kênh BĐS, VÀNG, CHỨNG KHOÁN, TIỀN TỆ. Và lúc nào cũng sẽ có 1 kênh tăng giả bởi NIỀM TIN nó tăng.

Đó là nơi kiếm tiền của những con khỉ thông minh. Chính là KINH DOANH NIỀM TIN.

TIỀN THẬT LÀ HỮU HẠN NHƯNG NIỀM TIN LÀ VÔ HẠN

—— Nhà Đầu Tư 1970 ——

Những nghề khó sinh đại gia, khó giàu

1/ Nghề doanh thu bị đóng khung

Như nhà máy điện, phân đạm, xi măng. Khi xây nhà máy rất to tiền, ví dụ như xây nhà máy điện cỡ PPC tốn 2 tỷ USD, trong 10 năm nay công suất nhà máy không tăng, nó đóng khung trong một cái hộp là công suất thiết kế nhà máy. Nó không đủ tiền xây tiếp thêm nhà máy 2-3 để phát triển.

Vì thế giá cổ phiếu 10 năm nay chỉ có sóng ngắn thỉnh thoảng tăng tỷ giá điện hoặc tỷ giá JPY. Rồi loanh quanh vẫn ở chỗ cũ, ai ôm 10 năm nay không hiệu quả.

DPM hay nhóm xi măng cũng tương tự, chi ăn cổ tức như gửi ngân hàng chứ không tạo đột biến về kết quả kinh doanh để có thể giàu có, đầu tư cổ phiếu loại này khó mà thành đại gia được.

2/ Nghề sắm nhiều vũ khí

Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư kiếm được tiền lại phải sắm thêm vũ khí để tiếp tục cạnh tranh, như taxi và nhiều doanh nghiệp xây dựng, mua xe chạy thu hồi vốn thì đống xe cũ cũng ra sắt vụn, lại thanh lý vay ngân hàng mua tiếp xe mới, càng phát triển nợ ngân hàng có khi càng nhiều.

3/ Nghề cạnh tranh bán chịu nợ, dòng tiền yếu

Khi cạnh tranh bán chịu nợ thì luôn bị yếu dòng tiền, càng hợp đồng to càng phải vay ngân hàng trả lãi nhiều trong khi thằng khách nó nợ mình không phải trả lãi => mình đi vay ngân hàng giúp nó không công hứng chịu mọi rủi ro như bị bùng nợ, hạch toán trên giấy thì có lợi nhuận nhưng thằng khác nó cầm, túi mình luôn không có tiền.

Mình là kẻ cầm dao đằng lưỡi.

4/ Nghề khủng hoảng thừa mứa, giá sản phẩm giảm sâu

Nghề này không cần phân tích nhiều, mất thiên thời càng ôm cùng chết.

5/ Nghề giá sản phẩm không tăng được

Khi nghề của bạn giá sản phẩm không tăng được tức bạn đang đi tụt lùi so với chỉ số lạm phát, chỉ vài năm bạn sẽ tụt hậu.

Trong khi giá đầu vào như thiết bị máy móc nhập khẩu bằng USD lại tăng, chi phí lương và các loại khác thì tăng theo lạm phát => Bạn càng làm càng lún, chết ở mức độ nhẹ hơn khi mất thiên thời.

6/ Nghề sản phẩm khó mang đi xa

Nhiều sản phẩm do kích thước cồng kềnh, giá trị nhỏ, đất, đá, bê tông trộn, củi, bông, đá cây lạnh dùng giải khát…. Chở quá xa chi phí vận chuyển nhiều hơn giá sản phẩm, do đó thị trường chỉ bó hẹp trong vùng.

7/ Nghề mùa vụ

Giả sản phẩm nhảy múa như xóc đĩa, thiếu hàng giá tăng thì sau vài tháng lại thừa mứa như tôm cá thủy sản. Hay trồng cây nông nghiệp, vụ này mất mùa thì giá tăng, được mùa giá giảm => đều chết.

Hay như nhiều hộ kinh doanh du lịch biển phía bắc chỉ có ăn no 3 tháng hè còn 1 năm 7- 8 tháng đói, chi phí duy trì nuôi quân các tháng đói sẽ ăn hết tháng no.

8/ Nghề dùng quá nhiều vốn để tạo ra doanh thu, lợi nhuận

Do lợi nhuận/ tổng vốn đầu tư quá thấp và phải đầu tư cho việc xây nhà máy tài sản cố định quả lớn thì khả năng phát triển dài hạn là thấp. Bởi vốn không thể là vô tận, ví dụ như nhà máy điện, xi măng việc mở rộng sản xuất là rất khó.

Chứng khoán làm giàu không quá khó, vấn đề chỉ cần bạn nhìn xa hơn, kiên trì hơn, tiền sẽ dần dần từ túi kẻ nhìn ngắn thiếu kiên nhẫn sang túi kẻ nhìn xa kiên nhẫn.

Trên Thị trường chứng khoán rất nhiều thánh, họ ăn uống họ tung hộ nào lãi mấy chục % lượt sóng vài ngày, nào chart, nào canslim. Nhưng cứ sau một thời gian lại thấy các thánh biến mất.

Nhiều thánh ăn to ăn nhỏ ăn chồng ăn đụp, nhưng sau 10 năm chiên chứng tài khoản vẫn vài trăm củ đi xe máy cà tàng.

Thấy hay chưa? Bởi chứng khoán không hề đơn giản như các thánh nghĩ.

Mua được một cổ phiếu tăng giá chưa phải đã giàu, ôm một siêu cổ phiếu tăng 10 lần chưa chắc đã giàu, bởi có khi chỉ ôm có 3 – 5% tài khoản, còn các con khác ôm 80% tài khoản lại thua sấp mặt. Hoặc tăng 30- 50% bán mất rồi.

Xem các bài tiếp theo trong Sách Nhà Đầu Tư 1970 tại đây:

Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full - Phần 2 - Chương 2

About the author

Nguyễn Minh Phương
"một sáng khi con tỉnh giấc
Mặt Trời chưa mọc đằng đông
cửa nhà chắn hết mưa giông
vỡ tan nằm im ngoài cửa"

Đăng nhận xét