Tổng hợp key Windows 8, Windows 10, Windows 11, Office 2019 ProPlus, Office 2016 ProPlus, Office 2013 ProPlus tại đây!

[Kinh Dị] eBook Bóng Trăng Trắng Ngà - Thục Linh



Bóng Trăng Trắng Ngà là câu chuyện về tâm linh được sáng tác dựa theo mô phỏng của bài hát Thằng Cuội của ca sĩ Ngọc Hiển. 

Tác phẩm đi theo phong cách mới nhưng không kém phần hấp dẫn và li kỳ. Bảo là nhân vật chính của câu chuyện, cậu bé vô tình được nghe kể những bí mật kinh hoàng nằm trong lời bài hát này....

Hoàng hôn đang buông dần xuống trên những mái nhà ngói đỏ san sát trong xóm. Bầu không khí đã lảng bảng khói bếp hun lên từ một số căn nhà. Dưới ánh đèn vàng vọt trên con đường làng, bóng dáng những đứa trẻ đang chạy về nhà để ăn cơm. Ở miền quê này, 5 rưỡi, 6 giờ mới ăn cơm là muộn. Và tôi cũng là một trong số những đứa trẻ đó, đang chạy vắt chân lên cổ về nhà, mong chờ một bát cơm nóng hổi để lấp đầy cái bụng đói meo.

"Ê, Bảo Bảo!!" Thằng Tuấn bạn tôi gọi với từ đằng sau. "Xong qua nhà tao đấy!"

"Ờ...Tao nhớ rồi!"Tôi nói với ra đằng sau.

Tôi, thằng Tuấn, thằng Hưng là ba thằng bạn thân từ hồi tóc còn để chỏm. Chúng tôi còn học chung trường cấp 2 của Huyện nữa. Năm nay tôi đang học lớp 7, còn mải chơi lắm. Cuộc sống của tôi thiếu chúng nó còn gì vui? Một tuần phải tới 5,6 ngày tôi lêu lổng sang nhà chúng nó chơi, hết lắp ghép mô hình đến xem phim hành động. Cuối tuần hoặc những buổi chiều chiều, ba chúng tôi lại rủ nhau ra sân nhà văn hóa đánh bi, chơi trò chơi với mấy đứa trong xóm.

Dọc hai bên đường làng là những cánh đồng bát ngát. Dân làng tôi vẫn theo nghề nông phần nhiều. Nhà tôi cũng có một thửa ruộng nho nhỏ, do họ nhà nội tôi để lại. Ông nội tôi năm ấy chia ra cho các con trai mỗi đứa một mảnh. Bố tôi để đó trồng lúa, hoa màu, chủ yếu cũng để phục vụ gia đình, thừa thì đem bán cho có đồng ra đồng vào. Bố tôi vẫn làm cán bộ trên xã còn mẹ tôi ở nhà nội trợ. Đồng ruộng bao quanh xóm làng của chúng tôi. Nếu men theo vài con ngõ, có thể bắt gặp ngay những thửa ruộng mênh mông nằm gần một con sông nhỏ. Vào những dịp nghỉ hè, chúng tôi cũng hay chạy lên đê chơi, tìm những chỗ không vướng dây điện để thả diều. Gia đình không có điều kiện như những bạn ở thành phố, chúng tôi chỉ biết lấy mấy trò nghịch ngợm vặt cây hái quả ra làm thú vui. Nhà đứa nào mà có máy tính bàn có cài game là quý lắm, tranh nhau mon men sang nhà ngồi xem nó chơi.

Bây giờ đã là tháng 8, chuẩn bị vào mùa gặt. Những cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng thích mắt. Chiều nào tôi cũng mang bi, bài ra sân nhà văn hóa chơi với mấy thằng bạn. Xung quanh cũng có vài đám con gái ngồi chơi với nhau. Chúng nó hay chơi nhảy dây, ô ăn quan, đồ hàng,...Có những lúc hứng lên, chúng tôi tụ cả đám lại với nhau chơi Đồ cứu, Cá sấu lên bờ,...Có mấy lượt mà hết cả buổi chiều. Ngày nào tôi về nhà tay chân cũng lấm lem đất bụi, mẹ tôi cứ mắng tôi sa sả. Có những hôm tôi mải chơi bên nhà thằng Tuấn không kịp về giờ cơm, bố tôi cứ mang cây chổi dựng ở góc nhà quật cho mấy cái vào chân tím hết cả. Thế là tôi ngoan ngoãn cả tuần sau đó. Được một thời gian thì chứng nào tật nấy.

Vào mỗi buổi tối, tôi thường làm bài tập quấy quá cho xong rồi lại tót sang nhà chúng nó chơi, trừ những hôm bố tôi không vừa lòng, kiểm tra bài tập của tôi không xong lại bắt tôi ở nhà hoàn thành nốt. Nhiều hôm ông cũng không ở nhà, hay ra quán nước đầu làng uống nước chè đánh cờ với mấy chú bác trong xóm. Mấy hôm như thế tôi lại tranh thủ tót đi chơi một lúc rồi về lựa khi bố tôi chưa có nhà.

Gia đình tôi ngoài bố mẹ và tôi ra còn có chị gái và bà nội. Ông nội tôi mất từ trước khi tôi ra đời, giờ chị còn bà nội. Chị gái tôi năm nay học cấp 3, lớp 11. Chị tôi học giỏi lại ngoan ngoãn, chẳng bù cho tôi. Tôi chẳng thích học. Sau này tôi sẽ làm quân nhân, như trong mấy bộ phim tôi hay xem, cầm sung bắn kẻ địch vô cùng oai hùng.

Tôi vô cùng quấn bà nội. Bà nội tôi ngoài 70 tuổi rồi. Bà ở bên tôi từ bé, hay bảo vệ tôi trước những trận đòn roi của bố. Bà bảo: "Đánh nó làm gì cho hư người, bảo ban con cái nhẹ nhàng thôi!". Có mấy lần bà giận bố tôi đến mấy ngày chỉ vì ông đánh tôi đau quá, tước cả máu ra, bà xót. Từ hồi còn bé, tôi đã hay nằm ngủ với bà. Người bà có mùi dầu thoang thoảng, làn da nhăn nheo ram ráp. Bà hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Lớn hơn thì bà hay bật đài cho tôi nghe trước khi đi ngủ. Trên đài của bà hay có mấy kênh ca hát dân ca, nhạc vàng,...Tôi nghe từ bé đâm ra nghiện. Không phải tôi không thích nhạc trẻ mà tôi nhận ra rằng, những câu hát trên chiếc đài của bà không phải là không dễ chịu...

Đợt đó, bọn trẻ con trong làng tôi rộ lên mốt bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn. Chúng nó còn sơn trứng đủ màu làm mấy dây đèn trông rất hay. Thế là tôi với thằng Tuấn, thằng Hưng quyết tâm không thể thua bạn kém bè. Tối hôm ấy ăn cơm xong chúng tôi hẹn nhau ra bờ đê sau làng để bắt đom đóm. Chúng tôi còn cá nhau xem ai bắt được nhiều đom đóm hơn. Tôi với hai thằng chia nhau ra mỗi đứa một ngách, hẹn nhau 1 giờ nữa ở trên đê, so xem ai nhiều đom đóm hơn.

Thế là tôi cầm chắc trên tay cái vợt với cái lọ thủy tinh bà tôi rửa cho tôi ở nhà, bắt đầu nhảy xuống mấy bụi cây gần bờ sông để tìm. Mê mải một lúc, tôi cứ đi dần lên trước, chiếc hũ của tôi mới được tầm chục con đom đóm, không thể nào thua chúng nó được, tôi đã cược gần hết số bi của tôi rồi.

Càng tiến về trước, đom đóm bay lên càng nhiều. Tôi vô cùng phấn khích vợt lấy vợt để.

Thế rồi, đập vào tai tôi là một tiếng hát trong trẻo. tiếng hát hay như ở trong chiếc đài của bà tôi vọng ra vậy:

"Bóng trăng trắng ngà...Có cây đa to...có thằng Cuội già...Ôm một mối mơ..."

Tôi tò mò tiến lại gần để xem nguồn gốc tiếng hát đó từ đâu ra.

Trước mặt tôi là một thửa ruộng gần sông, đom đóm bay rợp trời. Cảnh tượng đập vào mắt tôi thơ mộng lạ thường.

Ở mỏm đá gần bờ sông, có một cô bé tầm trạc tuổi tôi, đang ngồi nghêu ngao hát, một bài hát rất hay mà tôi đã từng nghe nhưng không nhớ tên. Xung quanh cô bé, đom đóm quây đầy. Quả thực đẹp như trong những bộ phim hoạt hình vậy. Tôi cứ đứng im như phỗng lắng nghe cô bé hát, sợ phá nát bầu không khí này. Giai điệu bài hát cứ lặp đi lặp lại, nhiều lời thế nhưng lại không hề nhàm chán. Tôi rất muốn biết được tên bài hát này. Tôi từng nhìn thấy các anh trai dùng đàn guitar để hát. Tôi cũng rất muốn học. Tôi mà hát được bài này thì tuyệt đỉnh.

Cô bé hát hết bài hát rồi bắt đầu ngân nga giai điệu. Tôi đánh liều một phen, bèn rón rén lại gần cô bé, tính hỏi tên bài hát.

"Ê! Cậu gì ơi!" Tôi cất tiếng.

Cô bé quay đầu lại nhìn tôi ngạc nhiên. Một khuôn mặt xinh xắn nhưng tôi chưa gặp bao giờ. Thực ra làng tôi khá rộng, lại có nhiều lối vào. Khu nhà tôi nằm ở phía Đông làng, nhà đứa nào gần thì thân với đứa ấy, chứ tôi cũng không biết hết trẻ con trong làng. Có lẽ cô bé này ở khu khác.

"Ừ?" Cô bé nói: "Có chuyện gì thế?"

"À thì.." Tôi gãi đầu. "Cái bài hát...cậu vừa hát ấy...hay quá!"

"Ừ, cảm ơn cậu" Cô bé nhoẻn cười. "Tối rồi cậu còn ra đây à?"

"Ừ...tớ đi bắt đom đóm..."

"Hì hì.." Cô bé cười. "Cậu dùng vợt thế kia bắt được mấy đâu..Đom đóm bay hết ấy. Phải đợi nó đậu xuống cành tre hay cành cây rồi bắt nhẹ nhàng ấy..."

Thấy cô bé có vẻ thân thiện, tôi cũng thấy vui vui.

"Thế...cậu ra đây làm gì?" Tôi hỏi

"À...Sắp Trung thu rồi mà. Tớ ra đây xem trăng.Chỗ này quang nhất, trăng sáng nhất làng đấy."

"Ừ nhưng mà hôm nay đã đến Rằm đâu? Làm gì có trăng?"

"Tớ cứ ra thôi, theo thói quen, nhỡ đâu bắt gặp thì sao?" Cô bé lai cười hiền.

"Thế...cho tớ hỏi tên bài hát được không?" Tôi đi thẳng vào mục đích chính.

"À...Là bài Thằng cuội ấy...Cậu thấy hay à?"

"Ừ..Có vẻ nhiều lời nhưng vẫn hay." Tôi đáp.

"Nó có 5 lời tất cả ấy." Cô bé nói.

"Khiếp..nhiều thế mà cậu vẫn nhớ được hết á?"

"Ừ, tại nó đâu đơn giản là lời bài hát" Cô bé nói ra chiều bí mật lắm.

"Thế nó là cái gì?"

Mời các bạn đón đọc Bóng Trăng Trắng Ngà của tác giả Thục Linh.


[TẢI VỀ | AZW3 ##download##]

[TẢI VỀ | EPUB ##download##]

[TẢI VỀ | MOBI ##download##]

[TẢI VỀ | PDF ##download##]


.
.
Nguồn: DTV

Đăng nhận xét

About the Author

"một sáng khi con tỉnh giấc
Mặt Trời chưa mọc đằng đông
cửa nhà chắn hết mưa giông
vỡ tan nằm im ngoài cửa"
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.