Danh Sách Các Hãng Máy Tính (Tìm Kiếm Drivers)
Dưới đây là 5 Cách update Driver cho máy tính Windows 8-10-11 đơn giản
Driver là phần mềm quan trọng bắt buộc phải được cài đặt trên máy tính. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách cập nhật Driver trên máy tính Windows 10 đơn giản để tối ưu hóa quá trình sử dụng thiết bị. Cùng theo dõi nhé!
1. Khi nào nên cập nhật Driver cho máy tính?
- Máy tính của bạn gặp một số vấn đề như không thể kết nối mạng WiFi, USB, tai nghe,...hoặc bị mất đi một số tính năng khi sử dụng.
- Máy tính sử dụng trong một thời gian dài nhưng chưa được cập nhật Driver.
Cập nhật Driver cho máy tính khi cần thiết
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách cài Win 10 để thực hiện cài phiên bản Windows 10 cho máy tính của mình nếu gặp tình trạng máy hoạt động không hiệu quả, các lỗi phát sinh thường xuyên nhé!
- Chỉ cập nhật Driver khi các kết nối với thiết bị có vấn đề.
- Cập nhật Driver có thể không mang lại hiệu quả với mục đích tăng tốc độ máy tính.
- Nếu máy tính đang sử dụng tốt, bạn không cần nâng cấp Driver.
- Cần sử dụng Driver thích hợp với máy tính, không phải lúc nào phiên bản mới nhất cũng phù hợp với máy.
- Không cần phải sử dụng một loại Driver dùng chung của Windows trong khi có thể dùng Driver riêng của hãng.
- Không khuyến khích bạn sử dụng phần mềm cập nhật Driver tự động vì nó có thể cài các Driver không phù hợp với máy.
Cần cập nhật Driver phù hợp với máy
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R > Gõ 'cmd' vào ô Open > Chọn OK.
Truy cập vào cửa sổ cmd trên hộp thoai Run
Bước 2: Nhập lệnh 'driverquery' > Nhấn Enter.
Lúc này máy tính sẽ hiển thị thời gian cài đặt của từng thiết bị. Nếu thiết bị nào đã cài đặt quá lâu thì bạn nên cập nhật Driver cho thiết bị đó.
Kiểm tra thời gian cài đặt máy
Bước 3: Gõ 'driverquery> driver.txt' để xuất file danh sách.
Xuất file danh sách
Bước 4: Để xem lại file, chọn biểu tượng Tìm kiếm > Tìm kiếm tên của file 'driver.txt' > Click chọn file để mở.
Hiển thị file driver.txt
Sau đó bạn sẽ xem được chi tiết các file Driver đã được cập nhật.
Danh sách file hiển thị trong Notepad
Tham khảo thêm: Cách cài Driver tự động cho máy tính với Driver Booster
Bước 1: Chọn biểu tượng Tìm kiếm > Gõ 'device manager' > Chọn Device Manager.
Truy cập Device Manager
Bước 2: Chọn một thiết bị cần cập nhật > Click chuột phải vào thiết bị cụ thể > Chọn Properties.
Chọn thiết bị cần cập nhật
Bước 3: Click chọn Update Driver.
Tiến hành Update Driver
Bước 4: Chọn Search automatically for drivers.
Chọn chế độ tìm kiếm
Bước 5: Chờ máy tính tìm kiếm và cập nhật xong > Click chọn Close.
Tắt cửa sổ cập nhật
Bước 1: Tìm kiếm từ khóa 'windows update' > Chọn Windows Update settings.
Truy cập Windows Update settings
Bước 2: Click chọn Check for updates.
Kiểm tra phiên bản cập nhật Windows mới nhất
- Cập nhật Driver đối với card đồ họa AMD
Bước 1: Kiểm tra thông số máy tính.
Để kiểm tra thông tin model máy tính bạn có thể tham khảo bài viết Cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop đơn giản.
Bước 2: Truy cập www.amd.com để tải về bản Driver phù hợp với máy tính của mình.
Bước 3: Mở file đã tải.
Mở file Driver đã tải
Bước 4: Chọn Install.
Cài đặt Driver cho máy tính
Bước 5: Mở ứng dụng AMD Radeon Software.
Mở ứng dụng
Bước 6: Chọn Download.
Download phiên bản Driver mới nhất
Bước 7: Chọn Install.
Cài đặt Driver vừa tải về máy tính
Bước 8: Chọn Install và chờ ứng dụng update Driver cho máy tính.
Hoàn tất update Driver
- Cập nhật Driver đối với card đồ họa NVIDIA
Bước 1: Kiểm tra model máy tính.
Bước 2: Truy cập trang web www.nvidia.com để tải bản cập nhật Driver về máy.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin máy tính của bạn đề trang web có thể đề xuất bản cập nhật phù hợp > Chọn Search.
Điền thông tin máy tính
Bước 4: Click chọn Download.
Download phần mềm phù hợp với máy tính
Bước 5: Sau khi tải xong, bạn kiểm tra Driver của máy tính là phiên bản mấy bằng cách click chuột phải vào màn hình > Chọn tên ứng dụng NVIDIA Control Panel.
Kiểm tra phiên bản Driver
Bước 6: Chọn System Infomation > Kiểm tra thông số Driver version (trong bài viết này phiên bản 460.89) > Ta có thể thấy phiên bản Driver ta tải về là 461.40 (phiên bản mới hơn phiên bản của máy tính) > Chọn OK để update.
Kiểm tra phiên bản Driver và cài đặt Driver mới
So với cập nhật trên máy tính thì các ứng dụng cập nhật Driver sẽ có nhiều chức năng, công dụng giúp bạn tiết kiệm được thời gian, khám phá được nhiều chức năng thú vị hơn.
Tham khảo ngay bài viết Top 7 phần mềm cập nhật, update driver miễn phí cho máy tính để chọn cho mình phần mềm cập nhật Driver phù hợp với nhu cầu của bạn nhé!
- Sau khi bạn thực hiện cập nhật mà máy tính báo The best drivers for your device are already installed có nghĩa là bản Driver mới nhất đã được cài đặt trên máy tính của bạn tức bạn đã cập nhật thành công Driver.
- Bên cạnh đó, khi bạn thấy các vấn đề của máy tính mình (đã nghe lại được âm thanh, đã kết nối lại được Wifi,...) đã được khắc phục thành công thì cũng có nghĩa là Driver cập nhật thành công.
Cập nhật Driver thành công
Trả lời: Các bạn nên cài đầy đủ các Driver vì đôi khi chúng ta cần kết nối máy in hoặc một thiết bị mới nào đó, lúc đó nếu Driver chưa cài đặt sẽ khiến bạn lúng túng tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, trì hoãn công việc. Do vậy, bạn hãy cài đặt đủ các Driver luôn nhé!
Trả lời:
- Nếu bạn đã chắc chắn mình đã cài đặt Driver thủ công một cách đầy đủ rồi thì bạn có thể không cần cài Driver bằng cách tự động một lần nữa nhé!
- Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa đủ tự tin về khả năng của mình khi cài đặt Driver thì bạn nên chọn cài đặt tự động từ ban đầu để tránh mất thời gian.
Trả lời: Nếu một Driver của thiết bị nào chưa được cài đặt thì máy tính sẽ hiện dấu chấm than ở thiết bị đó khi bạn kiểm tra trong Device Manager, lúc này thì hãy cài thêm để trải nghiệm máy tính được thoải mái hơn.
Trả lời:
- Nếu bạn cài đặt trùng Driver thì máy tính sẽ không có thông báo, máy tính vẫn sẽ cài đặt trùng lặp lên.
- Khi bạn phát hiện Driver bị cài đặt trùng thì nên xóa đi những bản trùng lặp, chỉ giữ lại một phiên bản thôi nhé!
Kết luận
Chỉ bằng vài thao tác đơn giản bạn
đã có thể cập nhật được Driver cho máy tính của mình rồi. Cám ơn các bạn đã
theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Tìm kiếm: blog
Nguồn: thegioididong.com