Bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng

Bài viết hướng dẫn phương pháp giải bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng và một số ví dụ minh họa có lời giải chi tiết.

1. Phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Để giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (α), ta thực hiện theo các bước sau:
+ Tìm mặt phẳng (β) chứa đường thẳng d.
+ Xác định giao tuyến c của hai mặt phẳng (α)(β) (Xem thêm: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng).
+ Tìm giao điểm A của hai đường thẳng dc, khi đó A chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (α).

2. Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1
: Cho tứ giác ABCDAB không song song với CD. Gọi S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (ABCD), M là trung điểm của SC. Tìm giao điểm N của đường thẳng SD và mặt phẳng (MAB).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-1

Trên mặt phẳng (SAC), gọi I=AMSO.
Xét mặt phẳng (SBD) chứa SD.
Ta có (SBD)(MAB)=BI.
Trên mặt phẳng (SBD), gọi N=BISD thì N=SD(MAB).

Ví dụ 2: Cho tứ diện ABCD. Lấy hai điểm M, N lần lượt trên ACAD sao cho MN không song song CD. Lấy điểm O bên trong ΔBCD.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (OMN)(BCD).
b) Tìm giao điểm của các đường thẳng BC, BD với mặt phẳng (OMN).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-2

a) Trong mặt phẳng (ACD) gọi I là giao điểm của hai đường thẳng NMCD.
Hiển nhiên OI=(OMN)(BCD).
b) Trong mặt phẳng (BCD) gọi H, K là giao điểm của OI với BC, BD.
K,HOIK,H(OMN).
Vậy H=BC(OMN), K=BD(OMN).

Ví dụ 3: Cho hình chóp S.ABCD. Lấy điểm M trên cạnh SC.
a) Tìm giao điểm của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD).
b) Lấy điểm N trên cạnh BC. Tìm giao điểm của đường thẳng SD và mặt phẳng (AMN).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-3

a) Xét mặt phẳng phụ (SAC) chứa AM.
Trong mặt phẳng (ABCD) gọi O là giao điểm của hai đường thẳng BDAC thì SO=(SAC)(SBD).
Trong mặt phẳng (SAC) gọi I là giao điểm của hai đường thẳng SOAM thì I=AM(SBD).
b) Xét mặt phẳng phụ (SBD) chứa SD.
Trong mặt phẳng (ABCD) gọi Y là giao điểm của hai đường thẳng BDAN thì IY=(SBD)(AMN).
Trong mặt phẳng (SBD) gọi K là giao điểm của hai đường thẳng IYSD thì K=SD(AMN).

Ví dụ 4: Cho tứ diện ABCD. Gọi IK lần lượt là hai điểm trong của các tam giác ABCBCD. Giả sử IK cắt mặt phẳng (ACD) tại H. Tìm H.

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-4

Xét mặt phẳng (BIK) chứa IK.
Trong mặt phẳng (ABC): BI cắt AC tại M.
Trong mặt phẳng (BCD): BK cắt CD tại N thì MN=(BIK)(ACD).
Trong mặt phẳng (BIK), giả sử IK cắt MN tại H thì H chính là giao điểm của IK và mặt phẳng (ACD).


Ví dụ 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SC.
a) Tìm giao điểm I của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD). Chứng minh IA=2IM.
b) Tìm giao điểm F của đường thẳng SD và mặt phẳng (ABM). Chứng minh F là trung điểm của SD.
c) Lấy điểm N tùy ý trên cạnh AB. Tìm giao điểm của đường thẳng MN và mặt phẳng (SBD).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-5

a) Gọi O là tâm hình bình hành ABCD.
Trong mặt phẳng (SAC), AM cắt SO tại I thì I là giao điểm của AM và mặt phẳng (SBD).
Do I là trọng tâm tam giác ΔSAC nên IA=2IM.
b) Xét mặt phẳng (SBD) chứa SD thì BI là giao tuyến của mặt phẳng (SBD) và mặt phẳng (ABM).
Trong mặt phẳng (SBD), BI cắt SD tại F thì F=SD(ABM).
Do I cũng là trọng tâm ΔSBD nên F là trung điểm SD.
c) Xét mặt phẳng (MAB) chứa MN thì BI là giao tuyến của mặt phẳng (MAB) và mặt phẳng (SBD).
Trong mặt phẳng (MAB), MN cắt BI tại J thì J là giao điểm của MN và mặt phẳng (SBD).

Ví dụ 6: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của ACBC. Trên đoạn BD lấy điểm K sao cho BK=2KD.
a) Tìm giao điểm của đường thẳng CD và mặt phẳng (MNK).
b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNK)(ABD).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-6

a) Xét mặt phẳng (BCD) chứa CD.
Do NK không song song với CD nên NK cắt CD tại I.
INKI(MNK).
Vậy CD cắt (MNK) tại I.
b) Trong mặt phẳng (ACD), MI cắt AD tại E.
Ta có KBDK(ABD)K(MNK).
Mặt khác: EADE(ABD), EMIE(MNK).
Vậy EK=(MNK)(ABD).
Lưu ý: INK nên I(MNK). Do đó MI(MNK).

Ví dụ 7: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J là trung điểm của ACBC. Trên BD lấy điểm K sao cho BK=2KD.
a) Tìm giao điểm E của đường thẳng CD và mặt phẳng (IJK).
b) Tìm giao điểm F của đường thẳng AD và mặt phẳng (IJK).
c) Lấy M, N trên AB, CD. Tìm giao điểm của đường thẳng MN và mặt phẳng (IJK).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-7

a) Trong mặt phẳng (BCD) gọi E là giao điểm của CDKJ thì E=CD(IJK).
b) Trong mặt phẳng (ACD) gọi F là giao điểm của EIAD.
FEIF(IJK).
Vậy F=AD(IJK).
c) Trong mặt phẳng (DAC) gọi A là giao điểm của ANIF.
Trong mặt phẳng (DBC) gọi B là giao điểm của BNKJ.
Trong mặt phẳng (NAB) gọi P là giao điểm của ABMN.
Do PAB nên P(IJK).
Vậy MN(IJK)=P.

Ví dụ 8: Cho hình chóp S.ABCD có đáy hình thang đáy lớn AB. Lấy I, Y, K lần lượt trên SA, AB, BC. Tìm giao điểm của:
a) IK(SBD).
b) SD(IYK).
c) SC(IYK).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-8

a) Xét mặt phẳng (SKA) chứa KI.
Trong (ABDC) gọi H là giao điểm của AKBD thì SH=(SKA)(SBD).
Trong mặt phẳng (SAK) gọi P là giao điểm của SHIK thì P=IK(SBD).
b) Xét mặt phẳng (SAD) chứa SD.
Trong mặt phẳng (ABCD) gọi Q là giao điểm của YKAD thì IQ=(SAD)(IYK).
Trong mặt phẳng (SAD) gọi M là giao điểm của QISD thì M=SD(IYK).
c) Xét mặt phẳng (SBC) chứa SC.
Trong mặt phẳng (SAB) gọi N là giao điểm của IYSB thì KN=(SBC)(IYK).
Trong mặt phẳng (SBC) gọi R là giao điểm của NKSC thì N=SC(IYK).

Ví dụ 9: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M là trung điểm SB, G là trọng tâm tam giác ΔSAD.
a) Tìm giao điểm I của đường thẳng MG và mặt phẳng (ABCD). Chứng minh IC=2ID.
b) Tìm giao điểm J của đường thẳng AD và mặt phẳng (OMG). Tính tỉ số JAJD.
c) Tìm giao điểm K của đường thẳng  SA và mặt phẳng (OMG).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-9

a) Gọi HN lần lượt là trung điểm của ADSA.
Trên mặt phẳng (ABCD), BH cắt CD tại I.
Trên mặt phẳng (SBH), MG cắt BH tại I thì I là giao điểm của MG và mặt phẳng (ABCD).
Ta có:
IGM nên I(MN,CD).
IBH nên I(ABCD).
Mà giao tuyến của mặt phẳng (MN,CD) và mặt phẳng (ABCD)CD nên ICD.
Do HD là đường trung bình của tam giác ΔIBC nên IC=2ID.
b) Xét mặt phẳng (ABCD) chứa AD.
Ta có OI là giao tuyến của mặt phẳng (OMG) và mặt phẳng (ABCD).
Trên mặt phẳng (ABCD), OI cắt AD tại J thì J là giao điểm của AD và mặt phẳng (OMG).
Tam giác ΔAICIOAD là hai đường trung tuyến nên J là trọng tâm ΔAIC.
Vậy JAJD=2.
c) Xét mặt phẳng (SDA) chứa SA thì GJ là giao tuyến của mặt phẳng (SAD) và mặt phẳng (OMG).
Trong mặt phẳng (SAD), GJ cắt SA tại K thì K=SA(OMG).

bai-toan-tim-giao-diem-cua-duong-thang-va-mat-phang-10

3. Bài tập rèn luyện
1. Cho tứ diện ABCD. Trên ACAD lấy hai điểm M, N sao cho MN không song song với CD. Gọi I là điểm bên trong tam giác ΔBCD.
a) Tìm giao tuyến của (IMN)(BCD).
b) Tìm giao điểm của BCBD với (CMN).

2. Cho hình chóp S.ABCD. Lấy điểm M trên SC, N trên BC. Tìm giao điểm của:
a) AM(SBD).
b) SD(AMN).

3. Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M, N trên AC, AD. Lấy O là điểm bên trong tam giác ΔBCD. Tìm giao điểm của:
a) MN(ABD).
b) OA(BMN).

4. Cho tứ diện ABCD. Lấy I, J là hai điểm bên trong ΔABCΔABD, M là điểm trên CD. Tìm giao điểm của IJ(ABM).

5. Cho hình chóp S.ABCDAD không song song với BC. Lấy K trên đoạn SB. Tìm giao điểm của:
a) BC(SAD).
b) SC(AKD).

6. Cho tứ diện S.ABC. Gọi I, H là trung điểm của SA, AB. Trên SC lấy điểm K sao cho CK=3KS.
a) Tìm giao điểm của BC(IHK).
b) Gọi M là trung điểm của IH. Tìm giao điểm của KM(ABC).





Nguồn: toanmath.com

About the author

Nguyễn Minh Phương
"một sáng khi con tỉnh giấc
Mặt Trời chưa mọc đằng đông
cửa nhà chắn hết mưa giông
vỡ tan nằm im ngoài cửa"

إرسال تعليق