Lý thuyết nguyên hàm toán 12

Nguyên hàm

Bài tập vận dụng!

1. Kiến thức cần nhớ

+ Định nghĩa: \(\int {f(x)dx = F(x) + C \Leftrightarrow F'(x) = f(x)} \)

+ Tính chất:

1/ \(\int {f'(x)dx = f(x) + C} \)

2/\(\int {kf(x)dx = k\int {f(x)dx} } \) với \(\forall k \ne 0\).

3/ \(\int {\left[ {f(x) \pm g(x)} \right]dx = } \int {f(x)dx}  \pm \int {g(x)dx} \)

+ Bảng nguyên hàm:

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tìm nguyên hàm của hàm số.

Phương pháp:

- Bước 1: Biến đổi hàm số \(f\left( x \right)\) về các hàm số sơ cấp có nguyên hàm đã biết.

- Bước 2: Sử dụng định nghĩa, tính chất, bảng nguyên hàm,…để tìm nguyên hàm các hàm số.

Ví dụ: Tìm nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{{{\left( {{x^2} - 1} \right)}^2}}}{{{x^2}}}\).

Giải:

Ta có: \(f\left( x \right) = \dfrac{{{{\left( {{x^2} - 1} \right)}^2}}}{{{x^2}}} = \dfrac{{{x^4} - 2{x^2} + 1}}{{{x^2}}} \) \(= {x^2} - 2 + \dfrac{1}{{{x^2}}}\)

Do đó \(F\left( x \right) = \int {\left( {{x^2} - 2 + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)dx}  \) \(= \int {{x^2}dx}  - 2\int {dx}  + \int {\dfrac{1}{{{x^2}}}dx}  \) \(= \dfrac{{{x^3}}}{3} - 2x - \dfrac{1}{x} + C\).

Dạng 2: Tìm hàm số cho biết đạo hàm và giá trị của hàm số tại một điểm.

- Bước 1: Tìm nguyên hàm của hàm số đã cho, sử dụng định nghĩa, tính chất, bảng nguyên hàm,…

- Bước 2: Thay giá trị đề bài cho vào và tìm hằng số \(C\) suy ra hàm số cần tìm.

  • [message]
    • ##check##Nhận xét:

      • Ví dụ: Tìm hàm số \(F\left( x \right)\) biết \(F'\left( x \right) = \dfrac{{x - 1}}{{\sqrt[3]{x}}}\) trên \(\left( {0; + \infty } \right)\) và \(F\left( 1 \right) = 3\).

        Giải:

        Ta có:

        \(\begin{array}{l}F'\left( x \right) = \dfrac{{x - 1}}{{\sqrt[3]{x}}} = \left( {x - 1} \right){x^{ - \frac{1}{3}}} = {x^{\frac{2}{3}}} - {x^{ - \frac{1}{3}}}\\ \Rightarrow F\left( x \right) = \int {F'\left( x \right)dx}  = \int {\left( {{x^{\frac{2}{3}}} - {x^{ - \frac{1}{3}}}} \right)dx} \end{array}\)

        $  = \dfrac{{{x^{\frac{2}{3} + 1}}}}{{\dfrac{2}{3} + 1}} - \dfrac{{{x^{ - \frac{1}{3} + 1}}}}{{ - \dfrac{1}{3} + 1}} + C = \dfrac{3}{5}{x^{\frac{5}{3}}} - \dfrac{3}{2}{x^{\frac{2}{3}}} + C$

        Lại có \(F\left( 1 \right) = 3\) nên \(\dfrac{3}{5}{.1^{\frac{5}{3}}} - \dfrac{3}{2}{.1^{\frac{2}{3}}} + C = 3 \Leftrightarrow C = \dfrac{{39}}{{10}}\).

        Vậy \(F\left( x \right) = \dfrac{3}{5}{x^{\frac{5}{3}}} - \dfrac{3}{2}{x^{\frac{2}{3}}} + \dfrac{{39}}{{10}}\).



Nguồn: vungoi

About the author

Nguyễn Minh Phương
"một sáng khi con tỉnh giấc
Mặt Trời chưa mọc đằng đông
cửa nhà chắn hết mưa giông
vỡ tan nằm im ngoài cửa"

Đăng nhận xét