Lập số chứa hoặc không chứa chữ số nào đó

1. PHƯƠNG PHÁP CHUNG
a. Lập số chứa số x nào đó: Ta thực hiện như sau:
+ Gọi số cần lập theo dạng n=abc hoặc n= ▯▯▯….
+ Tính số cách chèn chữ số x trong n (hay số cách chọn vị trí của x trong n).
+ Chọn các chữ số còn lại trong n.
+ Dùng quy tắc nhân ta được số các số tự nhiên cần lập.
b. Lập số không chứa số x nào đó: Ta thực hiện như sau: Cách 1:
+ Gọi số cần lập theo dạng n=abc hoặc n= ▯▯▯….
+ Chọn a, b, c … (không được chọn số x).
Cách 2: Dùng phép đếm gián tiếp:
+ Lập các số dạng tổng quát.
+ Lập các số chứa số x.
+ Lấy tổng trừ các số chứa số x suy ra số các số không chứa số x.

c. Lưu ý
+ Cũng giống các bài toán đã xét ta có thể sử dụng hai phương pháp đếm.
+ Nếu chữ số x xuất hiện k lần trong n thì có thể sử dụng hoán vị hoặc chỉnh hợp lặp. Hay tìm số cách chọn k vị trí cho k chữ số x (theo công thức số tổ hợp: Vì k chữ số này giống nhau nên không phân biệt vị trí sắp xếp). Sau đó xếp các chữ số còn lại trong n.
+ Trong các trường hợp lập số n có chứa nhiều chữ số x, y, z … thì ta cũng thực hiện tương tự các bước đối với từng chữ số x, y, z ….
2. BÀI TOÁN ÁP DỤNG
Bài 1: Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau và:
a) Bắt đầu bằng chữ số 3.
b) Chữ số hàng chục bằng 4.
c) Không bắt đầu bởi số 12.
d) Luôn có mặt chữ số 5.
Lời giải:
a) Gọi n=abcd là số tự nhiên thỏa yêu cầu bài toán.
Do n bắt đầu bằng chữ số 3 nên ta có:
1 cách chọn a.
7 cách chọn b.
6 cách chọn c.
5 cách chọn d.
Vậy có 1.7.6.5=210 số.
b) Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng: n=ab4d.
6 cách chọn a.
6 cách chọn b.
5 cách chọn d.
Vậy có: 6.6.5=180 số.
c) Gọi n=abcd là số tự nhiên thỏa yêu cầu bài toán.
Cách 1: (Dùng phương pháp đếm trực tiếp)
+ Nếu a1, khi đó b, c, d chọn tùy ý.
6 cách chọn a.
A73=210 cách chọn b, c, d.
Suy ra trường hợp này có: 6.210=1260 số.
+ Nếu a=1, khi đó b{1;2}c, d chọn tùy ý.
6 cách chọn b.
A62=30 cách chọn c, d.
Suy ra trường hợp này có: 6.30=180 số.
Vậy tất cả có: 1260+180=1440 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và không bắt đầu bằng số 12.
Cách 2: (Dùng phương pháp đếm gián tiếp)
+ Đầu tiên ta tính số các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau n=abcd.
7 cách chọn a.
A73=210 cách chọn b, c, d.
Vậy có 7.210=1470 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau.
+ Tiếp theo tính các số tự nhiên bắt đầu bởi 12 có dạng: n=12cd.
A62=30 số.
Suy ra số các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và không bắt đầu bởi 12 là:
147030=1440 số.
d) Cách 1:
Gọi n=abcd là số tự nhiên cần tìm:
+ Nếu a=5, khi đó có: A73=210 cách chọn b, c, d. Tức là có 210 số.
+ Nếu a5, khi đó:
3 cách xếp chữ số 5 trong n (ở các vị trí b, c hoặc d).
6 cách chọn a.
A62=30 cách chọn 2 chữ số còn lại trong n.
Suy ra có: 3.6.30=540 số.
Vậy tất cả có: 210+540=750 số.
Cách 2:
Gọi n=abcd là số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và không có mặt chữ số 5.
6 cách chọn a.
A63=120 cách chọn b, c, d.
Suy ra có: 6.120=720 số có 4 chữ số khác nhau và không có mặt chữ số 5.
Mà có tất cả 1470 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau (theo câu c).
Vậy có: 1470720=750 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và luôn có mặt chữ số 5.
Bài 2: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên, mỗi số gồm 5 chữ số khác nhau và nhất thiết phải có 2 chữ số 1, 5.
Lời giải:
Gọi n=a1a2a3a4a5 là số cần lập.
Bước 1: Xếp 1, 5 vào 2 trong 5 vị trí trong n:A52=20 cách.
Bước 2: có A53=60 cách xếp 3 trong 5 số còn lại vào 3 vị trí còn lại của n.
Vậy có 20.60=1200 số.
Bài 3: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số, trong đó chữ số 0 có mặt đúng 2 lần, chữ số 1 có mặt đúng 1 lần và hai chữ số còn lại phân biệt?
Lời giải:
Gọi số cần tìm là: abcde và mỗi chữ số tương ứng với 1 ô trống: ▯▯▯▯▯.
Chọn 2 ô xếp cho 2 số 0 có: C42 cách chọn (trừ ô đầu tiên).
Chọn 1 ô để xếp chữ số 13 cách chọn.
Chọn 2 ô còn lại chọn từ các chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9A82 cách chọn.
Vậy có: C42.3.A82=1008 số.
Bài 4:
1. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau, trong đó có mặt chữ số 0 nhưng không có mặt chữ số 1.
2. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số, biết rằng chữ số 2 có mặt đúng 2 lần, chữ số 3 có mặt đúng 3 lần và các chữ số còn lại có mặt không quá một lần.
Lời giải:
1. Số được xét có dạng: a1a2a3a4a5a6.
Xếp chữ số 0 vào các vị trí từ a2 đến a6:5 cách xếp. Còn lại 5 vị trí, ta chọn 5 trong 8 chữ số để xếp vào 5 vị trí này: có A85 cách.
Vậy tất cả có: 5.A85=33600 cách.
2. Số được xét có dạng: a1a2a3a4a5a6a7.
Chọn 2 vị trí để xếp hai chữ số 2:C72 cách.
Chọn 3 vị trí để xếp ba chữ số 3:C53 cách.
Còn 2 vị trí, chọn 2 chữ số tuỳ ý để xếp vào 2 vị trí này: có 2!C82 cách.
Như vậy nếu xét cả các số bắt đầu bằng chữ số 0 thì có: C72.C53.2!C82=11760 số.
Trong các số này, cần loại bỏ các số bắt đầu bởi chữ số 0.
Đối với các số 0a2a3a4a5a6a7:
Chọn 2 vị trí để xếp chữ số 2:C62 cách.
Chọn 3 vị trí để xếp ba chữ số 3:C43 cách.
Chọn 1 số để xếp vào vị trí còn lại: có 7 cách.
Như vậy loại này có: C62.C43.7=420 số.
Vậy tất cả có: 11760420=11340 số.
Bài 5: Với các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 ta lập các số mà mỗi số có năm chữ số trong đó các chữ số khác nhau từng đôi một. Hỏi:
1. Có bao nhiêu số trong đó phải có mặt chữ số 2.
2. Có bao nhiêu số trong đó phải có mặt hai chữ số 16.
Lời giải:
1) Gọi n=abcde là số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
5 cách xếp chữ số 2 trong các chữ số của n, mỗi cách xếp chữ số 2A54 cách xếp 4 chữ số còn lại của n.
Vậy có 2.A54=240 số n.
2) Gọi n=abcde là số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
A52 cách xếp hai chữ số 16 trong các chữ số của n, mỗi cách xếp như vậy có A43 cách xếp 3 chữ số còn lại của n.
Vậy có: A52.A43=480 số n.
Bài 6: Có thể lập được bao nhiêu số gồm 8 chữ số từ các chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong đó các chữ số 16 đều có mặt 2 lần, các chữ số khác có mặt 1 lần.
Lời giải:
Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng: n= ▯▯▯▯▯▯▯▯.
8 ô trống, cần chọn ra 1 ô điền chữ số 2, 1 ô điền chữ số 3, 1 ô điền chữ số 4, 1 ô điền chữ số 5. Sau đó trong 4 ô còn lại, cần chọn 2 ô điền chữ số 1, cuối cùng còn lại 2 ô điền chữ số 6.
Chọn 1 ô điền chữ số 28 cách chọn.
Chọn 1 ô điền chữ số 37 cách chọn.
Chọn 1 ô điền chữ số 46 cách chọn.
Chọn 1 ô điền chữ số 55 cách chọn.
Chọn 2 ô điền chữ số 1C42 cách chọn.
Chọn 2 ô điền chữ số 61 cách chọn.
Vậy có tất cả có: 8.7.6.5C42.1=10080 số thoả yêu cầu đề bài.
Bài 7: Với các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể thành lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau và trong đó phải có mặt chữ số 0.
Lời giải:
Số các số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau được lập từ 6 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 là: 5.A53=300.
Trong các số nói trên, số các số tự nhiên không có mặt chữ số 0 là: A53=120.
Vậy số các số tự nhiên thoả mãn yêu cầu là: 300120=180 số.
Bài 8: Cho 8 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số gồm 6 chữ số khác nhau, trong đó nhất thiết phải có mặt chữ số 4.
Lời giải:
Cách 1:
Giả sử số cần tìm có dạng: A=a1a2a3a4a5a6.
+ Nếu a1=4 thì các chữ số còn lại của A là một trong 7 chữ số 0, 1, 2, 3, 5, 6, 7.
Vậy có A75=2520 số.
+ Nếu a14 thì vì a10 nên chỉ có 6 cách chọn a1.
Vì số 4 phải có đúng một trong 5 vị trí còn lại là a2, a3, a4, a5, a6.
Khi đó các vị trí khác (không có chữ số 4) sẽ chỉ còn A64 số khác nhau.
Vậy trường hợp này có 6.5.A64=10800 số.
Vậy tất cả có: 2520+10800=13320 số.
Cách 2:
+ Gọi a1a2a3a4a5a6 là một số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau.
7 cách chọn a1.
Các chữ số còn lại có A75 cách chọn.
Vậy có 7.A75=17640 số.
Gọi abcdef là số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau và không có mặt chữ số 4.
6 cách chọn a.
Các chữ số còn lại có A65 cách chọn.
Suy ra có: 6.A65=4320 số không có mặt chữ số 4.
Vậy có: 176404320=13320 số gồm 6 chữ số khác nhau và nhất thiết có mặt chữ số 4.
Bài 9: Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên mà mỗi số có 5 chữ số khác nhau và trong đó phải có chữ số 5.
Lời giải:
Gọi n=abcde là số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau và có mặt chữ số 5. Xét các trường hợp sau:
+ Nếu a=5, khi đó b, c, d, e chọn tùy ý trong các số 0, 1, 2, 3, 4, 6.
Số cách chọn b, c, d, e là: A64.
+ Nếu a5 khi đó có 5 cách chọn a từ các số 1, 2, 3, 4, 6.
Sau đó xếp chữ số 54 cách chọn vị trí trong các chữ số của n.
3 chữ số còn lại trong n có: 4 cách chọn.
Suy ra có: 5.4.A53=1200 số.
Vậy có tất cả A64+1200=1560 số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau và trong đó có mặt chữ số 5.
Bài 10:
1. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau, trong đó có mặt chữ số 0 nhưng không có mặt chữ số 1.
2. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số, biết rằng chữ số 2 có mặt đúng 2 lần, chữ số 3 có mặt đúng 3 lần và các chữ số còn lại có mặt không quá một lần.
Lời giải:
1. Số được xét có dạng: a1a2a3a4a5a6.
Xếp chữ số 0 vào các vị trí từ a2 đến a6:5 cách xếp.
Còn lại 5 vị trí, ta chọn 5 trong 8 chữ số để xếp vào 5 vị trí này: có A85 cách.
Vậy tất cả có: 5.A85=33600 cách.
2. Số được xét có dạng: a1a2a3a4a5a6a7.
Chọn 2 vị trí để xếp hai chữ số 2:C72 cách.
Chọn 3 vị trí để xếp ba chữ số 3:C53 cách.
Còn 2 vị trí, chọn 2 chữ số tuỳ ý để xếp vào 2 vị trí này: có 2!C82 cách.
Như vậy nếu xét cả các số bắt đầu bằng chữ số 0 thì có: C72.C53.2!C82=11760 số.
Trong các số này, cần loại bỏ các số bắt đầu bởi chữ số 0.
Đối với các số 0a2a3a4a5a6a7:
Chọn 2 vị trí để xếp chữ số 2:C62 cách.
Chọn 3 vị trí để xếp ba chữ số 3:C43 cách.
Chọn 1 số để xếp vào vị trí còn lại: có 7 cách.
Như vậy loại này có: C62.C43.7=420 số.
Vậy tất cả có: 11760420=11340 số.
Bài 11: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số sao cho không có chữ số nào lặp lại đúng 3 lần?
Lời giải:
Số các số tự nhiên có 4 chữ số là: 9.10.10.10=9000 số.
Ta tìm số các số tự nhiên có 1 chữ số lặp lại đúng 3 lần:
+ Số 0 lặp lại đúng 3 lần ứng với số tự nhiên a000 với a{1,2,3,,9} 9 số.
+ Số 1 lặp lại đúng 3 lần ứng với các số:
a111 với a{2,3,4,,9} 8 số.
1b11 với b{0,2,3,,9} 9 số.
11c1 với c{0,2,3,,9} 9 số.
111d với d{0,2,3,,9} 9 số.
Suy ra có 8+9+9+9=35 số.
+ Tương tự với mỗi số từ 2 đến 9 ta cũng tìm được 35 số tự nhiên sao cho mỗi chữ số trên lặp lại đúng 3 lần.
Do đó số các số tự nhiên có một chữ số lặp lại đúng 3 lần là:
9+9.35=324 số.
Vậy số các số tự nhiên gồm 4 chữ số mà trong đó không có chữ số nào lặp lại đúng 3 lần là: 9000324=8076 số.
Bài 12: Hỏi từ 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số gồm 6 chữ số khác nhau, sao cho trong các chữ số đó có mặt số 01.
Lời giải:
Gọi số tự nhiên cần tìm có các chữ số tương ứng các ô trống sau: ▯▯▯▯▯▯.
Xét các trường hợp sau:
+ Nếu ô trống thứ nhất bằng 1, khi đó:
5 cách xếp chữ số 0 vào 1 trong 5 ô trống còn lại.
A84=1680 cách chọn 4 chữ số khác 01 để xếp vào 4 ô trống còn lại.
Suy ra trường hợp này có 5.1680=8400 số.
+ Nếu ô trống thứ nhất khác 1, khi đó:
8 cách chọn 1 chữ số xếp vào ô trống thứ nhất.
A52=20 cách chọn 2 ô để xếp 2 chữ số 01.
A73=210 cách chọn 3 chữ số xếp vào 3 ô trống còn lại.
Suy ra loại này có: 8.20.210=33600 số.
Vậy tất cả có: 8400+33600=42000 số.
Bài 13: Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số thỏa mãn điều kiện sau:
a) Bắt đầu bằng chữ số 1.
b) Có đúng 2 chữ số giống nhau.
Lời giải:
a) Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng n=1bcd.
10 cách chọn b.
10 cách chọn c.
10 cách chọn d.
Vậy có 10.10.10=1000 số.
b) Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng n= ▯▯▯▯ (mỗi chữ số tương ứng 1 ô trống).
Xét các trường hợp sau:
* Trong n2 chữ số giống nhau a và khác chữ số 0.
9 cách chọn 2 chữ số a giống nhau khác 0.
+ Nếu ô trống đầu tiên là a thì có 3 cách đặt chữ số a thứ hai trong 3 ô trống còn lại.
Mỗi cách đặt đó có A92=72 cách chọn hai chữ số khác a xếp vào 2 ô trống còn lại.
Suy ra có: 3.72=216 cách.
+ Nếu ô trống đầu tiên khác a, khi đó:
8 cách chọn một chữ số để đặt vào ô trống đầu tiên (trừ 0a).
C32=3 cách chọn 2 ô trống để đặt hai chữ số a.
8 cách chọn 1 chữ số để xếp vào ô trống còn lại.
Suy ra có: 8.3.3=192 cách.
Vậy trường hợp này có 9.(216+192)=3672 số.
* Trong n2 chữ số 0.
C32=3 cách chọn 3 ô trống để xếp 2 chữ số 0.
A92=72 cách chọn 2 chữ số khác nhau xếp vào 2 ô trống còn lại.
Vậy trường hợp này có 3.72=216 số.
Vậy tất cả có: 3602+216=3888 số.
Bài 14: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số sao cho:
a) Trong đó có 2 chữ số 1, 3 chữ số 2, các chữ số còn lại xuất hiện đúng 1 lần.
b) Trong đó có 2 chữ số 0, 3 chữ số 2, các chữ số còn lại xuất hiện đúng 1 lần.
Lời giải:
a) Gọi số tự nhiên cần tìm có các chữ số tương ứng với các ô trống, dạng:
n= ▯▯▯▯▯▯▯.
Xét các trường hợp sau:
+ n có chứa chữ số 0, khi đó:
6 cách chọn ô trống để đặt chữ số 0 (trừ ô đầu tiên).
C62=15 cách chọn 2 ô trống để xếp 2 chữ số 1.
C43=4 cách chọn 3 ô trống để xếp 3 chữ số 2.
Ô trống còn lại có 7 cách chọn chữ số (trừ số 0, 1, 2).
Suy ra trường hợp này có: 6.15.4.7=2520 số.
+ n không chứa chữ số 0, khi đó:
C72=21 cách chọn 2 ô trống để xếp 2 chữ số 1.
C53=10 cách chọn 3 ô trống để xếp 3 chữ số 2.
A72=42 cách chọn 2 chữ số (trừ số 0, 1, 2) để xếp vào 2 ô trống còn lại trong n.
Suy ra trường hợp này có: 21.10.42=8820 số.
Vậy tất cả có: 2520+8820=11340 số thỏa mãn.
b) Gọi số tự nhiên cần tìm có các chữ số tương ứng với các ô trống, dạng:
n= ▯▯▯▯▯▯▯.
C62=15 cách chọn 2 ô trống để xếp 2 chữ số 0 (trừ ô đầu tiên).
C53=10 cách chọn 3 ô trống để xếp 3 chữ số 2.
A82=56 cách chọn 2 chữ số (trừ chữ số 02) để xếp 2 ô trống còn lại.
Vậy có 15.10.56=8400 số thỏa mãn.
Bài 15: Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số có 6 chữ số khác nhau sao cho trong đó phải có mặt chữ số 0 và chữ số 1?
Lời giải:
Gọi số tự nhiên có các chữ số tương ứng với các ô trống, dạng: ▯▯▯▯▯▯.
5 cách xếp chữ số 0 (trừ ô đầu tiên).
5 cách xếp chữ số 1.
A84=1680 cách chọn 4 chữ số (khác 01) để xếp vào 4 ô trống còn lại.
Vậy có 5.5.1680=42000 số tự nhiên thỏa mãn.
Bài 16: Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Tìm tất cả các số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau sao cho:
a) Không tận cùng bằng 6.
b) Chia hết cho 2.
Lời giải:
a) Gọi n=abcd là số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau.
8 cách chọn a.
Các chữ số còn lại trong nA83=336 cách chọn.
Suy ra có: 8.336=2688 số.
Trong các số tự nhiên trên ta xét các số tận cùng bằng 6, nghĩa là số n có dạng n=abc6, khi đó:
7 cách chọn a, trừ 06.
Các chữ số b, cA72=42 cách chọn.
Suy ra có: 7.42=294 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và tận cùng bằng 6.
Vậy có 2688294=2394 số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau và không tận cùng bằng 6.
b) Gọi n=abcd là số tự nhiên cần tìm.
n chia hết cho 2 nên n tận cùng bằng số chẵn.
+ Nếu d=0, khi đó: a, b, cA83=336 cách chọn.
Suy ra trường hợp này có 336 số.
+ Nếu d0, khi đó:
4 cách chọn d.
7 cách chọn a.
A72 cách chọn b, c.
Suy ra trường hợp này có: 4.7.A72=1176 số.
Vậy tất cả có: 336+1176=1512 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 2.
Bài 17: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số, chỉ tạo bởi các chữ số 1, 2, 3 với điều kiện chữ số 2 xuất hiện đúng 2 lần trong số tự nhiên đó.
Lời giải:
Gọi số tự nhiên gồm 7 chữ số và mỗi chữ số tương ứng với một ô trống:
n= ▯▯▯▯▯▯▯.
Đầu tiên ta chọn 2 ô trống để xếp 2 chữ số 2 thì có C72=21 cách chọn.
Còn 5 ô trống còn lại, mỗi ô trống có 2 cách xếp 1 hoặc 3, suy ra có 25=32 cách xếp.
Vậy có 21.32=672 số tự nhiên thỏa mãn.
Bài 18: Với tập E={1,2,3,4,5,6,7} có thể lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số phân biệt và:
a. Trong đó có chữ số 7.
b. Trong đó có chữ số 7 và chữ số hàng ngàn luôn là chữ số 1.
Lời giải:
a) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4a5 (a10).
Giả sử a1=7 khi đó số cần tìm có dạng: 7a2a3a4a5.
a2, a3, a4, a51 bộ phận phân biệt thứ tự được chọn từ E{7} nên có A64=360 số.
Do số 7 ở vị trí bất kỳ nên ta có thể đổi chỗ của các vị trí a1, a2, a3, a4, a5.
Vậy có 5A64=1800 cách chọn hay có 1800 số thoả mãn yêu cầu bài toán.
b) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4a5 (a10).
Do chữ số hàng nghìn bằng 1 nên a2=1.
Chọn 1 vị trí trong 4 vị trí còn lại là chữ số 7 nên có 4 cách chọn.
Ba vị trí còn lại là bộ phận phân biệt thứ tự được chọn từ E{1,7} nên có A53 cách chọn.
Vậy: số các số gồm 5 chữ số phân biệt hình thành từ tập E trong đó có chữ số 7 và chữ số hàng ngàn là chữ số 1 là: 1.4.A53=240 số.
Bài 19: Với 5 chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số đôi một khác nhau:
a. Không bắt đầu từ chữ số 1.
b. Không bắt đầu từ 123.
Lời giải:
Đặt E={1,2,3,4,5}.
a.
* Gọi số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau là: a1a2a3a4a5 (a10).
a15 cách chọn.
a24 cách chọn.
a33 cách chọn.
a42 cách chọn.
a51 cách chọn.
Vậy có: 5.4.3.2.1=120 số.
* Gọi số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau, bắt đầu bằng chữ số 1 là: 1abcd thì:
a4 cách chọn (vì aE{1}).
b3 cách chọn (vì bE{1,a}).
c2 cách chọn (vì cE{1,a,b}).
d1 cách chọn (vì dE{1,a,b,c}).
Suy ra có: 4.3.2.1 số bắt đầu từ chữ số 1.
Vậy: số các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau, không bắt đầu bằng chữ số 1 là: 12024=96 số.
b. Gọi số tự nhiên gồm 5 chữ số bắt đầu bằng chữ số 123 là: 123xy gồm 5 chữ số khác nhau.
x2 cách chọn (vì xE{1,2,3}).
y1 cách chọn (vì yE{1,2,3,x}).
Suy ra có 2.1=2 số.
Vậy các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau, không bắt đầu bằng chữ số 123 gồm có 1202=118 số.
Bài 20: Tính số các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau được thành lập từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 sao cho trong mỗi số đó đều có mặt ít nhất chữ số 1 hoặc 2.
Lời giải:
+ Loại 1: chữ số a1 có thể là 0.
Sắp 4 trong 6 chữ số vào 4 vị trí có A64=360 cách.
Sắp 4 chữ số 0, 3, 4, 5 vào 4 vị trí có 4!=24 cách.
Suy ra có 36024=336 số.
+ Loại 2: chữ số a10 (vị trí a1 đã có chữ số 0).
Sắp 3 trong 5 chữ số vào 3 vị trí có A53=60 cách. Sắp 3 chữ số 3, 4, 5 vào 3 vị trí có 3!=6 cách. Suy ra có 606=54 số.
Vậy có 33654=282 số.
Cách khác:
+ Loại 1: Số tự nhiên có 4 chữ số tùy ý.
Bước 1: Chọn 1 trong 5 chữ số khác 0 sắp vào a15 cách.
Bước 2: Chọn 3 trong 5 chữ số khác a1 sắp vào 3 vị trí còn lại có A53=60 cách.
Suy ra có 5.60=300 số.
+ Loại 2: Số tự nhiên có 4 chữ số gồm 0, 3, 4, 5 (không có 12).
Bước 1: Chọn 1 trong 3 chữ số khác 0 sắp vào a13 cách.
Bước 2: Sắp 3 chữ số còn lại vào 3 vị trí 3!=6 cách.
Suy ra có 3.6=18 số.
Vậy có 30018=282 số.
Bài 21: Tính số các số tự nhiên gồm 7 chữ số được chọn từ 1, 2, 3, 4, 5 sao cho chữ số 2 có mặt đúng 2 lần, chữ số 3 có mặt đúng 3 lần và các chữ số còn lại có mặt không quá 1 lần.
Lời giải:
Xem số có 7 chữ số như 7 vị trí thẳng hàng.
+ Bước 1: chọn 2 trong 7 vị trí để sắp 2 chữ số 2 (không hoán vị) có C72=21 cách.
+ Bước 2: chọn 3 trong 5 vị trí còn lại để sắp 3 chữ số 3 (không khoán vị) có C53=10 cách.
+ Bước 3: chọn 2 trong 3 chữ số 1, 4, 5 để sắp vào 2 vị trí còn lại (có hoán vị) có A32=6 cách.
Vậy có 21.10.6=1260 số.
Bài 22: Tính số các số tự nhiên gồm 5 chữ số phân biệt và một trong 3 chữ số đầu tiên là 1 được thành lập từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Lời giải:
+ Loại 1: chữ số a1 có thể là 0.
Bước 1: chọn 1 trong 3 vị trí đầu để sắp chữ số 13 cách.
Bước 2: chọn 4 trong 7 chữ số (trừ chữ số 1) để sắp vào các vị trí còn lại có A74=840 cách. Suy ra có 3.840=2520 số.
+ Loại 2: chữ số a10.
Bước 1: chọn 1 trong 2 vị trí thứ 23 để sắp chữ số 12 cách.
Bước 2: chọn 3 trong 6 chữ số (trừ 01) để sắp vào các vị trí còn lại có A_{6}^{3}=120 cách. Suy ra có 2.120=240 số.
Vậy có 2520240=2280 số.
Bài 23: Tính số tập hợp con của X={0;1;2;3;4;5;6} chứa 1 mà không chứa 0.
Lời giải:
+ Số tập hợp con không chứa phần tử nào của X{0;1}C50.
+ Số tập hợp con chứa 1 phần tử của X{0;1}C51.
+ Số tập hợp con chứa 2 phần tử của X{0;1}C52.
+ Số tập hợp con chứa 3 phần tử của X{0;1}C53.
+ Số tập hợp con chứa 4 phần tử của X{0;1}C54.
+ Số tập hợp con chứa 5 phần tử của X{0;1}C55.
Suy ra số tập hợp con của X{0;1}C50+C51+C52+C53+C54+C55=32.
Ta hợp các tập hợp con này với {1} thì được 32 tập hợp thỏa bài toán.
Bài 24: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số sao cho:
a) Các chữ số đều khác nhau.
b) Chữ số đầu tiên là 3.
c) Các chữ số khác nhau và không tận cùng bằng chữ số 4.
Lời giải:
a) Mỗi số có 5 chữ số khác nhau được thành lập tương ứng với một chỉnh hợp chập 5 của 7 phần tử A75=2520 số.
b) Gọi số cần thiết lập là abcde.
Chữ số đầu tiên là 3 a1 cách chọn.
b, c, d, e đều có 7 cách chọn.
Suy ra có 1.7.7.7.7=2401 số.
c) Gọi số cần thiết lập là abcde.
Chữ số cuối cùng khác 4 e6 cách chọn (trừ số 4).
a6 cách chọn.
b5 cách chọn.
c4 cách chọn.
d3 cách chọn.
Suy ra có 6.6.5.4.3=2160 số.
Bài 25: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lập được bao nhiêu số có 4 chữ số sao cho số tạo thành gồm các chữ số khác nhau và nhất thiết có chữ số 5.
Lời giải:
Cách 1: Thành lập số có 3 chữ số khác nhau và không có mặt chữ số 5.
Suy ra có A63=120 số.
Với mỗi số vừa thành lập có 4 vị trí để xen số 5 tạo thành số có 4 chữ số khác nhau và có mặt chữ số 5.
Suy ra có 120.4=480 số.
Cách 2:
Số cần tìm có 1 trong bốn dạng 5bcd, a5bc, ab5d, abc5.
Mỗi dạng có 120, suy ra có 480 số.
Bài 26: Với 5 chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 8 chữ số, trong đó chữ số 1 có mặt đúng 3 lần, chữ số 2 có mặt đúng 2 lần và mỗi chữ số còn lại có mặt đúng một lần?
Lời giải:
Gọi số tự nhiên cần tìm có các chữ số tương ứng các ô trống: ▯▯▯▯▯▯▯▯.
C83 cách chọn 3 ô trống để xếp 3 chữ số 1.
C52 cách chọn 2 ô trống để xếp 2 chữ số 2.
3! cách xếp các chữ số 3, 4, 5 vào 3 ô trống còn lại.
Vậy có C83.C52.3!=3360 số.
Bài 27: Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 8 chữ số, trong đó chữ số 1 có mặt 3 lần, mỗi chữ số khác có mặt đúng 1 lần.
Lời giải:
Gọi số tự nhiên cần tìm có các chữ số tương ứng các ô trống: ▯▯▯▯▯▯▯▯.
7 cách xếp chữ số 0, trừ ô đầu tiên.
C73 cách chọn 3 ô trống để xếp 3 chữ số 1.
4! cách xếp các chữ số 2, 3, 4, 5 vào 4 ô trống còn lại.
Vậy có 7.C73.4!=5880 số.
Bài 28: Với 6 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau và thoả mãn:
a/ Số chẵn.
b/ Bắt đầu bằng số 24.
c/ Bắt đầu bằng số 345.
d/ Bắt đầu bằng số 1? Từ đó suy ra các số không bắt đầu bằng số 1?
Lời giải:
a) Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng n=abcde, xét các trường hợp sau:
+ Nếu e=0, khi đó có A54=120 cách chọn 4 chữ số xếp vào a, b, c, d.
Suy ra trường hợp này có 120 số.
+ Nếu e0, khi đó:
2 cách chọn e.
4 cách chọn a.
A43=24 cách chọn 3 chữ số xếp vào b, c, d.
Suy ra trường hợp này có 2.4.24=192 số.
Vậy tất cả có 120+192=312 số.
b) Gọi số cần tìm có dạng n=24abc.
A43=24 cách chọn 3 chữ số xếp vào a, b, c.
Vậy có 24 số.
c) Gọi số cần tìm có dạng n=345ab.
A32=6 cách chọn 2 chữ số xếp vào a, b
Vậy có 6 số.
d) Gọi số cần tìm có dạng n=1abcd.
A54=120 cách chọn 4 chữ số xếp vào a, b, c, d.
Vậy có 120 số có 5 chữ số khác nhau và bắt đầu bằng 1.
Gọi abcde là số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau.
5 cách chọn a.
A54=120 cách chọn 4 chữ số xếp vào b, c, d, e.
Suy ra có 5.120=720 số.
Vậy có 720120=600 số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau và không bắt đầu bằng 1.
Bài 29: Cho tập A={1;2;3;4;5;6} có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên:
a) Có 4 chữ số.
b) Có 4 chữ số khác nhau đôi một.
c) Có 4 chữ số khác nhau và bắt đầu bằng chữ số 5.
d) Có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 5.
Lời giải:
a) Có 64=1296.
b) Có A64=360 số.
c) Có A53=60 số.
d) Có A53=60 số.
Bài 30: Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau sao cho:
a) Chữ số hàng trăm là 3.
b) Luôn có mặt chữ số 1 và chữ số hàng nghìn là 2.
Lời giải:
a) Gọi chữ số tự nhiên cần tìm có dạng n=abcd.
Theo đề ta có b=3, do đó:
4 cách chọn a.
A42=12 cách chọn 2 chữ số xếp vào c, d.
Vậy có 4.12=48 số.
b) Gọi chữ số tự nhiên cần tìm có dạng n=abcd.
Theo đề ta có a=4, do đó:
3 cách chọn vị trí để xếp chữ số 1.
A42=12 cách chọn 2 chữ số xếp vào 2 vị trí còn lại trong n.
Vậy có 3.12=36 số.
Bài 31: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm bốn chữ số, sao cho không có chữ số nào lặp lại đúng 3 lần.
Lời giải:
Bước 1: Tính các số tự nhiên có 4 chữ số (các chữ số có thể giống nhau và không cần chú ý đến điều kiện lặp lại 3 lần).
Gọi số tự nhiên đó là: n=abcd, khi đó:
9 cách chọn a.
10 cách chọn b.
10 cách chọn c.
10 cách chọn d.
Vậy có 9.10.10.10=9000 số.
Bước 2: Tính các số tự nhiên có 4 chữ số và có chữ số lặp lại đúng 3 lần.
+ Trường hợp 1: a=b=cd.
9 cách chọn a, trừ số 0.
1 cách chọn b, c.
9 cách chọn d.
Vậy ta có: 9.1.9=81 số.
+ Trường hợp 2: a=b=dc.
9 cách chọn a, trừ số 0.
1 cách chọn b, d.
9 cách chọn c.
Vậy ta có: 9.1.9=81 số.
+ Trường hợp 3: a=c=db.
9 cách chọn a, trừ số 0.
1 cách chọn c, d.
9 cách chọn b.
Vậy ta có: 9.1.9=81 số.
+ Trường hợp 4: b=c=da.
9 cách chọn a, trừ số 0.
9 cách chọn b.
1 cách chọn c, d.
Vậy ta có: 9.1.9=81 số.
Suy ra có tất cả 81+81+81+81=324 số tự nhiên có 4 chữ số và có chữ số lặp lại đúng 3 lần.
Vậy có: 9000324=8676 số tự nhiên có 4 chữ số mà không có chữ số nào lặp lại đúng 3 lần.
Bài 32: Từ tập hợp số {1;2;3;4;5}. Có bao nhiêu cách chọn một số tự nhiên:
a) Có hai chữ số đôi một khác nhau?
b) 3 chữ số đôi một khác nhau và luôn có mặt chữ số 5?
c) Có 4 chữ số đôi một khác nhau và luôn có mặt chữ số 2?
Lời giải:
a) Có A52=20 số.
b) Gọi n=abc là số tự nhiên cần tìm.
3 cách xếp chữ số 5 trong n.
A42=12 cách chọn 2 chữ số xếp vào các vị trí còn lại trong n.
Vậy có 3.12=36 số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và luôn có mặt chữ số 5.
c) Gọi n=abcd là số tự nhiên cần tìm.
4 cách chọn vị trí để xếp chữ số 2 trong n.
A43=24 cách chọn 3 chữ số xếp vào các vị trí còn lại trong n.
Vậy có 4.24=96 số.
Bài 33: Từ các số 0, 2, 4, 5, 6, 8, 9. Ta có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên:
a) Có 3 chữ số và đôi một khác nhau.
b) Có 4 chữ số đôi một khác nhau và luôn có mặt số 5.
Lời giải:
a) Gọi số tự nhiên cần lập có dạng n=abc.
6 cách chọn a.
6 cách chọn b.
5 cách chọn c.
Vậy có 6.6.5=180 số.
b) Gọi n=abcd là số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau, khi đó:
6 cách chọn a.
A63=120 cách chọn 3 chữ số xếp vào b, c, d.
Suy ra có 6.120=720 số.
Xét các số tự nhiên dạng n=abcd4 chữ số khác nhau mà không có mặt chữ số 5.
5 cách chọn a.
A53=60 cách chọn 3 chữ số xếp vào b, c, d.
Suy ra có 5.60=300 số.
Vậy có 720300=420 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và luôn có mặt chữ số 5.
Bài 34: Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có bao nhiêu cách lập một số tự nhiên:
a) Số có 4 chữ số đôi một khác nhau.
b) Số có 5 chữ số.
c) Số có 3 chữ số chia hết cho 5.
d) Số có 4 chữ số trong đó luôn có chữ số 1.
Lời giải:
a) Gọi số tự nhiên cần lập có dạng: n=abcd.
6 cách chọn a.
A63=120 cách chọn 4 chữ số xếp vào a, b, c.
Vậy có 6.120=720 số.
b) Gọi số tự nhiên cần lập có dạng: n=abcde.
6 cách chọn a.
74 cách chọn 4 chữ số còn lại xếp vào b, c, d, e.
Vậy có 6.7^{4}=14406 số.
c) Gọi số tự nhiên cần lập có dạng: n=abcd.
2 cách chọn d.
7 cách chọn a.
7 cách chọn b.
7 cách chọn c.
Vậy có 2.7.7.7=686 số.
d) Gọi số tự nhiên cần lập có dạng: n=abcd.
+ Nếu a=1, khi đó:
7 cách chọn b.
7 cách chọn c.
7 cách chọn d.
Suy ra có 7.7.7=343 số.
+ Nếu a1, khi đó:
5 cách chọn a.
Chữ số 13 cách chọn vị trí trong n
7.7=49 cách chọn 2 chữ số còn lại.
Suy ra có 5.3.49=735 số.
Vậy tất cả có 343+735=1078 số.
Bài 35: Từ các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có bao nhiêu cách lập một số tự nhiên:
a) Có 2 chữ số khác nhau và luôn có mặt chữ số 2.
b) Có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 3.
Lời giải:
a) Gọi số tự nhiên có dạng n=ab.
+ Nếu a=2, thì có 6 cách chọn b, tức là có 6 số n.
+ Nếu b=2, thì có 5 cách chọn a, tức là có 5 số n.
Vậy có 6+5=11 số.
b) Gọi số tự nhiên có dạng n=abc.
Do n chia hết cho 3 nên a+b+c phải chia hết cho 3.
Do đó a, b, c thuộc một trong các bộ số sau: {0;1;2}, {0;1;5}, {0;2;4}, {0;3;6}, {0:4;5}, {1;2;3}, {1;2;6}, {1;3;5}, {1;5;6}, {2;3;4}, {3;4;5}, {4;5;6}.
+ Xét 5 tập hợp có chứa chữ số 0, mỗi tập hợp có thể lập được 2.2.1=4 số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau.
Suy ra có 5.4=20 số.
+ Xét 7 tập hợp không chứa chữ số 0, mỗi tập hợp có thể lập được 3!=6 số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau.
Suy ra có 7.6=42 số.
Vậy tất cả có 20+42=62 số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 3.
Bài 36: Có bao nhiêu số chẵn có 6 chữ số đôi một khác nhau với số đầu tiên là chữ số lẻ?
Lời giải:
Gọi số tự nhiên cần lập có dạng: n=abcdef.
5 cách chọn a.
5 cách chọn f.
A84=1680 cách chọn các chữ số xếp cho b, c, d, e.
Vậy theo quy tắc nhân có: 5.5.1680=42000 số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

About the author

Nguyễn Minh Phương
"một sáng khi con tỉnh giấc
Mặt Trời chưa mọc đằng đông
cửa nhà chắn hết mưa giông
vỡ tan nằm im ngoài cửa"

إرسال تعليق